menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nam

Bên trong căng thẳng thương mại Nhật - Hàn: Bài 1

Từ hạn chế xuất khẩu công nghệ, mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang lan sang lĩnh vực tiêu dùng và du lịch.

Hầu hết các ngày cuối tuần, cửa hàng Uniqlo trong hệ thống bách hóa Hyundai ở phía bắc Seoul đều đón một số lượng lớn khách đến mua đồ. Uniqlo là một nhãn hiệu thời trang đến từ Nhật Bản, vốn được nổi tiếng với chuỗi cửa hàng bán quần áo giá rẻ, hợp thời trang.

Người Hàn Quốc cũng đã ngừng mua ô tô, bia, mỹ phẩm và bất cứ thứ gì khác mang nhãn hiệu "Made in Japan". Nhưng vào một vài cuối tuần trong dịp tháng 7 vừa qua, cửa hàng này đã phải đóng cửa, đó là kết quả của phong trào "Tẩy chay Nhật Bản" đang lan rộng khắp Hàn Quốc.

Thậm chí một số người dân cực đoan đang hủy bỏ kỳ nghỉ hè của họ. "Chúng tôi đã lên kế hoạch đến Okinawa vào tháng 8, nhưng chúng tôi đã thay đổi vàđến Jeju. Vợ tôi cũng không còn đến mua sắm tại cửa hàng của Uniqlo nữa." - anh Ha - quản lý của một công ty tài chính có trụ sở tại Seoul cho biết.

Căng thẳng thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu từ đầu tháng 7-2019.Ngày 4/7, phía Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao quan trọng trong sản xuất các linh kiện bán dẫn và màn hình, gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu).

Đây là những vật liệu chính để tạo ra màn hình OLED trên TV, điện thoại thông minh và bán dẫn. Các công ty công nghệ lớn ở Hàn Quốc như Sumsung, LG... phụ thuộc đến hơn 90% các loại vật liệu này của Nhật. Bằng cách này, mục tiêu của chính quyền Thủ tướng Abe được cho là nhắm vào nguồn cung đối với nền kinh tế công nghệ cao của Hàn Quốc.

Căng thẳng Nhật- Hàn xuất phát từ tranh cãi về vấn đề Nhật Bản bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trước Thế chiến 2. Phía Hàn Quốc yêu cầu Nhật bồi thường thêm trong khi Nhật cho rằng vấn đề này đã được giải quyết xong.

Bên trong căng thẳng thương mại Nhật - Hàn: Bài 1

Người biểu tình nâng cao tấm bảng "No Abe!" trong một cuộc biểu tình ở Seoul.

Động thái trên của Thủ tướng Abe trùng với ngày diễn ra chiến dịch tranh cử cho cuộc bầu cử thượng viện của Nhật Bản, đã đẩy quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc lên một mức nghiêm trọng mới.

Điều này khiến giới quan sát lo ngại không chỉ cho nền kinh tế trong nước của họ, mà còn cho một hệ thống thương mại toàn cầu, trong đó có cả căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Các nhà phân tích tài chính đã cảnh báo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu cho thiết bị công nghệ có thể bị gián đoạn.

Samsung Electronics, công ty lớn nhất của Hàn Quốc, đã cảm thấy sức nóng trong mối quan hệ song phương Nhật- Hàn. Lẽ dĩ nhiên, Samsung không phải là công ty duy nhất, các nhà sản xuất chip lớn như SK Hynix cũng có tâm trạng tương tự.

"Đó là một trong những tình huống tồi tệ nhất mà chúng tôi từng gặp phải.Các chính trị gia không mấy quan tâm đên hệ quả của việc này, mặc dù những ảnh hưởng của căng thẳng này gần như đã giết chết chúng tôi", một quan chức cấp cao giấu tên của Samsung cho biết.

Trong bối cảnh đó, ông Lee Jae-yong - phó chủ tịch Samsung, đã đến Nhật Bản với hy vọng rằng Tập đoàn này sẽ được sự đảm bảo nguồn cung các linh kiện và phụ liệu quan trọng để sản xuất đồ điện tử.

Nhưng ngay khi ông Lee trở về Seoul, Samsung đã gửi thư cho các nhà cung cấp địa phương yêu cầu họ dự trữ hóa chất Nhật Bản, ít nhất là đủ sử dụng trong ba tháng. Trong khi đó, các công ty Hàn Quốc đang nỗ lực để tìm các nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp khác ngoài Nhật Bản.

Bên trong căng thẳng thương mại Nhật - Hàn: Bài 1

Một biểu ngữ kêu gọi tẩy chay các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất tại một chợ truyền thống ở thành phố Suwon, Hàn Quốc, vào ngày 28/7

Căng thẳng giữa hai quốc gia Đông Bắc Á dự báo sẽleo thang khi Tokyo dự kiến tước đi tình trạng "danh sách trắng" của Seoul vào ngày 2/8. Điều đó có nghĩa là các công ty Nhật Bản sẽ cần sự chấp thuận của chính phủ trước khi xuất khẩu nguyên liệu "nhạy cảm" sang Hàn Quốc.

Danh sách trắng, một biểu tượng của sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chính phủ, đã cho phép Seoul thâm nhập thị trường tại 26 quốc gia khác mà không phải qua các vòng kiểm tra chất lượng. Hầu hết các máy móc và linh kiện Hàn Quốc sử dụng cho sản xuất ô tô và chất bán dẫn đều thuộc danh sách này.

Trong bối cảnh đó, Washington đã đóng vai sứ giả hòa bình tìm cách giảm bớt căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc - hai trong số những đồng minh lớn nhất của họ ở châu Á.

Theo thông tin của Reuters vào ngày 30/7, một quan chức cấp cao của Mỹ đã kêu gọi Tokyo và Seoul ký một thỏa thuận nhằm ngăn chặn sự leo thang căng thẳng, mở đường cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Nhưng thư ký trưởng nội các của Nhật Bản đã thẳng thắn bác bỏ thiện chí này của Washington khi cho rằng "không có chuyện đó".

Một tòa án Hàn Quốc vào tháng 1 đã phê chuẩn việc thu hồi một số cổ phần của công ty Nippon Steel (Nhật Bản) tại Tập đoàn PNR - một liên doanh tái chế với nhà sản xuất thép của Hàn Quốc Posco.

Điều này được xem là động thái đầu tiên trong chiến dịch tịch thu các tài sản của Nhật Bản tại quốc gia láng giềng này. Đáp lại, "Hiện chính phủ Nhật Bản sẽ không quan tâm tới việc Hàn Quốc dự định thu giữ những tài sản tài sản của Nhật Bản", ông Hajime Izumi, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc tế Tokyo cho biết.

Ông này cho biết thêm rằng việc Hàn Quốc thu hồi tài sản của Nhật Bản sẽ chỉ đẩy căng thẳng giữa hai nước lên một nấc thang mới, và Nhật Bản sẽ đáp lại bằng những biện pháp cứng rắn hơn "Nhật Bản sẽ không quên việc một quốc gia nào lấy gì của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không để yên chuyện này, chúng tôi sẽ đòi lại bất kỳ tài sản bị tịch thu nào, bất kể mất bao lâu, [dù] 100 năm hay 1.000 năm."

Trong khi đó, chuyên gia Karl Friedhoff chuyên nghiên cứu về chính sách châu Á tại Hội đồng toàn cầu Chicago lo ngại rằng, căng thẳng giữa hai quốc gia Nhật- Hàn có thể kéo dài, gây tổn hại cho cả hai nền kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả