menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Bẫy thu nhập trung bình

Bản chất của việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình là gì? Và làm sao vượt qua nó? Tôi xin chia sẻ một cách tiếp cận phi truyền thống về vấn đề này.

Trước hết, có thể khẳng định rằng chẳng có một “chiếc bẫy” nào cả để mà “sập bẫy”. Mỗi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nào đấy đều đòi hỏi có một điểm ngoặt (eak-point) mà ở đó, sự tích lũy về lượng đòi hỏi phải có một sự thay đổi về chất. Khi dư lượng tăng trưởng của nền kinh tế tích tụ đến một mức độ nhất định, nó đòi hỏi phải có một cách thức phát triển khác, để trước hết, hấp thụ được hết dư lượng tăng trưởng của giai đoạn đã qua, và chuyển hóa nó, tạo ra được không gian mới cho tăng trưởng. Cái được gọi là “bẫy thu nhập trung bình” của một nền kinh tế, do vậy, về bản chất là sự tới hạn của một nền kinh tế tăng trưởng bằng sản xuất, và nếu tiếp tục thúc đẩy sản xuất tiếp tục, thì nền kinh tế không thể tăng trưởng được nữa. Tại sao vậy?

Dư địa tăng trưởng của một nền kinh tế dựa vào sản xuất phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

+ Sự giảm dần về lợi nhuận khi mức độ sản xuất gia tăng, và tỷ lệ lợi nhuận từ sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm tỷ lệ nghịch với hiệu suất sản xuất.

+ Sự giới hạn về thị trường: cả nội địa và xuất khẩu.

+ Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi sản xuất được gia tăng mạnh hơn, dẫn đến tỷ lệ thành công và mức độ hiệu quả từ sản xuất ngày càng thấp đi.

+ Dư thừa sản xuất trở thành một tất yếu của nền kinh tế, và do vậy gây nên những rủi ro, và sự lãng phí, sản xuất, từ động lực cho tăng trưởng, lại trở thành nguy cơ đe dọa tăng trưởng.

Vẫn phải luôn khẳng định rằng một quốc gia muốn phát triển được thì phải có được cho mình Năng lực sản xuất; nhưng để phát triển được thì phải nắm được Nền tảng công nghệ cho sản xuất; còn để trở thành nước phát triển thì phải Mở được lối cho sản xuất. Do vậy, chúng ta thường nói đến cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” là khi một nền kinh tế không có năng lực về Nền tảng công nghệ cho sản xuất; và không Mở được lối cho sản xuất. Vậy làm sao có thể vượt qua điều này?

Lời giải cho cả hai bài toán này đều nằm ở Tài chính. Đến giai đoạn này của nền kinh tế, chúng ta cần phải có một nhận thức khác về “chất” của nền kinh tế. Và nói theo một cách dân dã để phát triển Nền tảng công nghệ cho sản xuất cần phải có tiền để đầu tư, đồng tiền đầu tư không để tính được theo cách bỏ một đồng ra thì chắc ăn phải thu lại được bao nhiêu? Đầu tư vào nền tảng công nghệ cho sản xuất là cuộc chơi đầy rủi ro và chỉ những “tay chơi đủ tầm” mới có khả năng vì nó đòi hỏi: tầm nhìn, số vốn lớn, thời gian đầu tư dài hạn, rủi ro cao. Nhưng với một nền kinh tế dựa trên nền tảng Tài chính, thì đây là một điều “hết sức đơn giản” và nó còn là điều kiện cần cho các cuộc chơi tài chính. Để mở được lối cho sản xuất, đó là chúng phải tạo ra được khả năng “tiêu thụ một giá trị nhiều hơn với một lượng sản phẩm – dịch vụ không đổi hoặc ít hơn và tạo ra một siêu lợi ích”. Có thể cụ thể với 4 giải pháp cụ thể cho 4 vấn đề đối với dư địa tăng trưởng sản xuất trên:

+ Tạo ra giá trị mặc định trong các sản phẩm – dịch vụ để từ đó giải được bài toàn tỷ lệ nghịch về lợi nhuận giảm dần khi năng lực sản xuất tăng lên thành lợi nhuận tăng khi năng lực sản xuất tăng.

+ Mở rộng thị trường nhưng không phải bằng cách “tìm kiếm” các thị trường mới, mà mở rộng “chiều sâu” cho thị trường hiện tại bằng “phát triển các nhu cầu mới không bị giới hạn bởi các điều kiện tự nhiên của con người” và “chiều rộng” cho thị trường bằng gia tăng năng lực tiêu thụ của thị trường hiện tại.

+ Tổ chức sự phát triển của nền kinh tế từ cạnh tranh sang tranh hợp (co-opetition).

+ Đẩy mạnh chiến lược trọng cung để làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn, tức là tạo ra hiệu quả tăng trưởng không phải từ tăng về số lượng, mà là tạo ra sự phát triển từ việc tạo ra “đầu ra” tối ưu nhất từ một khối lượng “đầu vào”, hướng đến sự phát triển bền vững.

Vượt qua cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” về thực chất là sự chuyển đổi bản chất của nền kinh tế từ “trọng sản xuất” sang một nền kinh tế lấy “tài chính làm nền tảng”. Và do vậy cũng cần hiểu rằng muốn phát triển bất kỳ một ngành sản xuất/dịch vụ nào ở Việt Nam hiện nay và muốn trở thành hàng đầu hay cường quốc về ngành/lĩnh vực đó... thì phải có năng lực giải quyết được bài toán trên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại