Bẫy thanh khoản oái ăm như thế nào?
Bẫy thanh khoản là một tình huống kinh tế oái ăm, trong đó lãi suất thì rất thấp mà lãi suất tiết kiệm cao, điều này làm cho chính sách tiền tệ trở nên không hiệu quả. Nhà kinh tế học John Maynard Keynes là người đầu tiên tạo ra khái niệm này.
1. KHÁI NIỆM
Bẫy thanh khoản là một tình huống kinh tế oái ăm, trong đó lãi suất thì rất thấp mà lãi suất tiết kiệm cao, điều này làm cho chính sách tiền tệ trở nên không hiệu quả. Nhà kinh tế học John Maynard Keynes là người đầu tiên tạo ra khái niệm này.
Hiểu đơn giản, giả sử (chỉ là giả sử) như ông FED, ổng ban hành chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất, nhưng lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định, khiến cho mọi người chỉ muốn giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt thôi.Một vấn đề đáng chú ý của bẫy thanh khoản, đó là các tổ chức tài chính gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người vay đủ tiêu chuẩn. Rõ ràng, với lãi suất gần bằng 0, có rất ít cơ hội để có thêm động lực để thu hút người vay.
2. GIẢI PHÁP
Có thể tăng lãi suất, điều này có thể khiến mọi người đầu tư nhiều tiền hơn, thay vì tích trữ nó. Nó là một trong những giải pháp khả thi.
Giảm giá (lớn). Khi điều này xảy ra, mọi người không thể không tiêu tiền. Sự lôi kéo của mức giá thấp hơn trở nên quá hấp dẫn và các khoản tiết kiệm được sử dụng để tận dụng lợi thế của những mức giá thấp đó.
Tăng chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ làm như vậy, điều đó có nghĩa là chính phủ cam kết và tin tưởng vào nền kinh tế quốc dân.
3. THỰC TẾ THẾ GIỚI XẢY RA CHƯA?
Câu trả lời là rồi. Như ở Nhật, từ những năm 1990, đã phải đối mặt với bẫy thanh khoản. Lãi suất tiếp tục giảm nhưng có rất ít động lực để mua các khoản đầu tư. Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng giảm phát trong suốt những năm 1990 và năm 2019 vẫn có lãi suất âm là -0,1%. Chỉ số Nikkei 225, chỉ số chứng khoán chính ở Nhật Bản, đã giảm từ mức đỉnh 39.260 vào đầu năm 1990 và đến năm 2019 vẫn ở dưới mức đỉnh đó. Chỉ số này đạt mức cao nhất trong nhiều năm là 24.448 vào năm 2018. Ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần hạ lãi suất và chần chừ nâng lãi suất, để rồi đi tới thực hiện chính sách vẫn được gọi là "chính sách lãi suất zero". Nhà kinh tế Hoà Kỳ, Paul Krugman cho rằng kinh tế Nhật Bản sở dĩ đã phải trải qua “ thập kỷ mất mát”.
Bẫy thanh khoản một lần nữa xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sau đó là cuộc Đại suy thoái, đặc biệt là ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Lãi suất đã được đặt ở mức 0%, nhưng đầu tư, tiêu dùng và lạm phát vẫn giảm trong vài năm sau đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã sử dụng đến nới lỏng định lượng (QE) và chính sách lãi suất âm (NIRP) ở một số khu vực để giải phóng mình khỏi bẫy thanh khoản.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận