"Bất thường" tăng giá đất nông thôn
Nếu nhìn thoáng qua thì sẽ dễ dàng nhận ra rằng Việc sốt đất ở quê, tỉnh lẻ là đương nhiên vì lãi suất thấp + hạ tầng được đầu tư lớn + GDP tăng mạnh nhiều năm + tiềm năng GDP tăng mạnh 10 năm tới.
Tuy nhiên nếu quan sát sâu hơn thì chúng ta sẽ thấy giá đất Quê đất Tỉnh đã tăng quá cao như mức hiện nay, Tăng rất nhiều lần so với đất Thủ đô, trong khi thu nhập trên mảnh đất ở Quê, ở Tỉnh lại chưa có gì đột biến.
Nguyên nhân chính là vì nguồn tiền đầu cơ: 10 khách mua thì 9 khách muốn bán lại giá cao cho người khác chứ ko có nhu cầu sử dụng thật.
Điều này đã từng xảy ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vài chục năm trước.
Do Vậy lời khuyên tốt nhất cho người Nông dân tại thời điểm này là Nếu bds ở quê ở tỉnh đã tăng giá nhiều hơn so với bds Hà nội thì nên cân nhắc BÁN HẾT ĐẤT QUÊ ĐẤT TỈNH để MUA ĐẤT THỦ ĐÔ nếu số tiền bán đất đó mua được bds tại hà nội tạo ra nguồn thu lớn hơn bds ở quê ở tỉnh. (Bán tại Đỉnh và Mua tại Đáy chính là cách bảo toàn tài sản tối ưu nhất)
Xét về "giá trị tài sản": Nếu bây giờ bán đất quê đất tỉnh thì sẽ mua được bds đô thị có diện tích lớn nhất , nếu chờ thêm vài năm hoặc vài chục năm nữa thì bán mảnh đất quê đó đi thì sẽ chỉ mua được bds đô thị với diện tích nhỏ hơn rất nhiều.
(vì bây giờ đất quê đất tỉnh đang ngáo giá, khi bọn cá mập, cá con, cò vạc & dân đầu cơ cố tình tung tiền tạo sóng đẩy giá đất lên cao để úp bô lùa gà : Thì người nông dân càng nên "tương kế tựu kế" nhân cơ hội này thoát hàng trước bọn đầu cơ bằng cách chấp nhận bán rẻ hơn chút xíu để thoát hàng trước úp: bô ngược lại bọn đầu cơ)
Xét về "nguồn thu nhập": nếu bds ở quê ở tỉnh đang có nguồn thu lớn thì chưa cần bán cũng ko sao, nhưng nếu bán đi mà mua được các bds tại hà nội có nguồn thu lớn hơn (nhờ cho thuê) hoặc nếu chuyển lên HN làm các công việc thời vụ như grab, bán hàng, hoặc lao động phổ thông có thu nhập tương đương hoặc cao hơn so với thu nhập ở quê nhà thì cũng nên bán đất quê để chuyển lên Hà Nội.
Xét về "tương lai": chỉ có duy nhất 1 xu thế là từ nông thôn về thành thị, từ tỉnh lẻ về thủ đô, từ tp nhỏ tập trung về tp lớn thôi. càng phát triển thì tỉ lệ dân thành thị càng cao : vì nông thôn và các khu công nghiệp ko có việc làm : do máy móc thay thế nông dân, AI, robot thay thế công nhân. nên con người phải dồn về thủ đô để tìm việc trong ngành dịch vụ: lấy sức người phục vụ con người.
Em đọc các bài phân tích về lịch sử loài người chỉ có duy nhất 1 xu thế là từ nông thôn về thành thị, từ tỉnh lẻ về thủ đô, từ tp nhỏ tập trung về tp lớn thôi.
càng phát triển thì tỉ lệ dân thành thị càng cao ví dụ như: Bỉ (95%), CHLB Đức (94%). Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Iceland (90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%),
vì nông thôn và các khu công nghiệp ko có việc làm : do máy móc thay thế nông dân, AI, robot thay thế công nhân.
Nên con người phải dồn về thủ đô để tìm việc trong ngành dịch vụ: lấy sức người phục vụ con người.
Đây là một vài ví dụ đã xảy ra trên thế giới: tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- TQ những năm 1990 thì 2 căn nhà ở nông thôn bằng 1 căn chung cư ở Bắc Kinh; bây giờ 20 căn nhà ở nông thôn TQ bán đi không mua được 1 căn chung cư ở BK
- Ở nông thôn nhật bản giá nhà chỉ có 500 đô thôi: vì dân lên Tokyo sống chứ ko về quê để chết.
- Đất Quê đất Tỉnh ở Nhật, Hàn rẻ hơn đất Quê đất Tỉnh ở VN, nhưng đất Thủ đô của Nhật Hàn đắt hơn thủ đô của VN:
như vậy chứng tỏ đất tỉnh ở VN đang tăng quá ảo so với giá trị thực.
Tương lai giá đất tỉnh ở VN cũng sẽ giống như Hàn, Nhật : sẽ giảm giá nhiều so với đất Thủ đô Tokyo, Seoul.
Bây giờ bán mảnh đất ỏ Tỉnh mua được 5 cái nhà ở Hà Nội; nhưng tương lai nhiều năm sau nếu bán mảnh đất Tỉnh đó đi thì sẽ không mua nổi 1/2 cái nhà ở HN đâu.
VN đang giống như TQ, HQ những năm 1990-2000: đất quê đất tỉnh tăng quá so với giá trị thực: vì tâm lý người dân "ngộ nhận về phát triển hạ tầng": cứ thấy hạ tầng nâng cấp thì sẽ tin rằng đất tỉnh tăng giá.
Nhật phát triển hạ tầng gấp mấy VN, trường học ở quê cũng đạt chuẩn, bệnh viện tỉnh hiện đại đạt chuẩn quốc tế, cao tốc về tận Huyện.. thế nhưng giá đất Tỉnh liên tục giảm so với giá đất Tokyo.
Bên Hàn quốc những năm 1990-2000 bán mảnh đất ỏ quê mua được 5 cái nhà ở Seoul; nhưng giờ bán đi ko mua nổi 1/4 cái nhà Seoul: bác nào có người quen ở Nhật ở Hàn hỏi thì rõ.
- So sánh giữa thành phố nhỏ và thành phố lớn: ở nước Anh, trước đây tỉ lệ dân số london gấp 10 lần York: giờ gấp 50 lần. Các nước G7 cũng vậy: 80% dân số dồn về thành thị, và các thành phố càng lớn thì tăng dân càng nhanh hơn các thành phố nhỏ.
Dân số thành thị Việt Nam hiện nay là là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009 – 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước và gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn.
Ở VN tỉ lệ dân số thành thị mới là 35% : sẽ tăng lên đến 70-80% trong tương lai:
Đây chính là xu thế chung của cả loài người và không thể đảo ngược.
nhìn vào thực tế phong trào bỏ phố về quê, bỏ phố về biển về rừng bây giờ: 100 người mua đất thì có đến 1 người xây nhà về ở ko? hay là toàn mua rồi bỏ không để chờ bán lại giá cao cho thằng khác mhoặc để dành cho tương lai (nhưng liệu chờ đến bao giờ l, vì khi già yếu về quê, về tỉnh:mắt mờ chân run nuôi cá trồng rau kiểu gì, sức khoẻ suy yếu nếu bị đột quỵ thì liệu có kịp chạy đến bệnh viện cấp cứu trong khoảng thời gian vàng là 60 phút hay không?)
Trong tương lai: nhu cầu sử dụng dịch vụ: vui chơi giải trí, ăn uống nhà hàng, làm tóc, móng, cafe bia bọt , bar pub của con người càng ngày càng tăng.
Nhu cầu học tập trường tốt, khám bệnh chỗ tốt cũng tăng.
Ởquê ở tỉnh làm việc online được nhưng không gọi đồ ăn online được, không khám bệnh, đi spa, đi bar online được.
Trong thời giam vừa qua: đất quê, đất tỉnh, đất thành phố nhỏ đã tăng quá nhanh, quá cao so với đất các đại đô thị như HN, HCM: vậy nên xu thế sắp tới đất quê đất tỉnh sẽ rất khó để giữ được tốc độ tăng giá nhanh như vậy, tương lai có thể giảm giá. còn đất HN se liên tục tăng giá bởi vì nhu cầu mua nhà của dân nhập cư sẽ tăng trưởng liên tục. (dân số cả nước không tăng, nhưng đa số mọi người sẽ từ tỉnh lẻ chuyển lên thủ đô sinh sống, chứ không mấy ai chuyển từ HN về quê, về tỉnh tìm việc và định cư)
Ở đâu có nhu cầu thật, tăng trưởng dân số nhanh vì hút được dân số của tỉnh khác thì bds mới có tiềm năng tăng giá bền vững.
Bên Nhật Hàn: hạ tầng ở quê ở tỉnh cực tốt: tại sao vẫn có nhiều nhà 500 đô thế, tại sao dân lên Tokyo, Seoul nhiều thế:
Vì nguyên nhân chính là VIỆC LÀM:
Ở đâu có thu nhập ở đó sẽ tăng dân số.
Các bác ở tỉnh nào thì nên check giá tỉnh đó và thị trường Cung- Cầu ở đó.
BĐS chỉ an toàn nếu giá tăng thấp so với đỉnh và Cung < Cầu.
Nếu bds ở tỉnh đó có tỉ lệ tăng giá bds tăng ít hơn Hà Nội so với đỉnh 2011: thì vẫn còn tiềm năng tăng giá cao hơn HN
Nếu chỗ nào đất quê đất tỉnh đã tăng ảo quá cao thì nên bán đi để mua được bds đô thị nguồn thu cao hơn đất quê đất tỉnh, nếu chờ thêm vài năm hoặc vài chục năm nữa thì bán mảnh đất quê đó đi thì sẽ chỉ mua được bds đô thị với diện tích nhỏ hơn rất nhiều. (vì bây giờ đất quê đất tỉnh đang ngáo giá, khi bọn cá mập, cá con, cò vạc & dân đầu cơ cố tình tung tiền tạo sóng đẩy giá đất lên cao để úp bô lùa gà: Thì người nông dân càng nên "tương kế tựu kế" nhân cơ hội này thoát hàng trước bọn đầu cơ bằng cách chấp nhận bán rẻ hơn chút xíu để thoát hàng trước úp bô ngược lại bọn đầu cơ)
Nhu cầu mua nhà có chỗ đỗ oto của 10 triệu người dân Hà nội là nhu cầu khổng lồ, vượt xa tất cả các nhu cầu khác về BDS ở Việt nam: những người ở nhà ngõ xe máy sẽ bán nhà hoặc vay thêm tiền để bằng mọi giá mua loại đất xây được nhà có gara. Đây chính là đợt quay xổ số trị giá hàng nghìn tỷ đô la: ai mua được bds loại này sẽ là những người trúng giải.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận