24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quỳnh Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi ngành dệt may

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt gần đây và các tín hiệu kinh tế suy yếu, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đã tăng mạnh lên 1–1,25 điểm %. Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ hỗ trợ nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dài hạn.

Mặc dù ngành Dệt may Việt Nam đã có sự cải thiện, MASVN cho rằng môi trường kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2024 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu là từ những bất ổn vĩ mô.

Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại

Báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho biết ngành dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2024, mặc dù đà tăng đã chậm lại trong quý 2. Xuất khẩu sợi và sản phẩm dệt may ước đạt lần lượt 2.5 tỷ USD (+3.7% cùng kỳ) và 19.8 USD (+4.2% cùng kỳ).

Theo ghi nhận, thị phần hàng may mặc diễn biến trái chiều tại các thị trường chính. Cụ thể, cập nhật đến cuối tháng 7 2024, thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn ở mức cao, trong khi thị phần tại thị trường Hàn Quốc suy giảm. Đồng thời, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại các thị trường này tiếp tục xu hướng giảm, mặc dù vẫn giữ vị trí dẫn đầu.

Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi ngành dệt may

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất đối với sản phẩm sợi Việt Nam, chiếm 48.3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, khối lượng sản xuất dệt may tại Trung Quốc tiếp tục xu hướng tăng, trong khi khối lượng sản xuất hàng may mặc giảm dần.

Sản xuất dệt may trong nước tiếp tục cải thiện trong 7 tháng. IIP mảng dệt và may mặc tăng lần lượt 12.4% cùng kỳ và 6.2% cùng kỳ. Ngoài ra, hệ số sử dụng lao động trong ngành dệt tiếp tục tăng trưởng, trong khi hệ số này ở mảng may mặc cũng cải thiện.

Đến cuối tháng 7, giá bông tiếp tục xu hướng giảm còn khoảng 66 USD/pound, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Điều này có thể báo hiệu sự sụt giảm nhu cầu đầu vào của chuỗi giá trị ngành dệt may trong bối cảnh nỗi lo suy thoái tại các thị trường tiêu thụ chính.

Triển vọng và rủi ro các tháng cuối năm

Về mặt tích cực, trong các tháng cuối năm, các thị trường chính của ngành dệt may dự kiến tiếp tục tăng trưởng. Theo dự phóng mới nhất của Ngân hàng Thế giới, dự phóng tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 ở các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục tăng, bao gồm Hoa Kỳ (+2.5%; trước đó: +1.6%); EU (+0.7%; không thay đổi); Nhật Bản (+0.9%; trước đó: +0,7%); và Trung Quốc (+4.8%; trước đó: +4.5%). Tăng trưởng ở các nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu.

Trong Quý 2/2024, một số Ngân hàng Trung ương ở các nước phương Tây đã bắt đầu hạ lãi suất điều hành. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt gần đây và các tín hiệu kinh tế suy yếu, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đã tăng mạnh lên 1–1,25 điểm %. Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ hỗ trợ nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dài hạn.

Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi ngành dệt may

Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn, như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn quý 2/2023. Hàng tồn kho tiếp tục xu hướng giảm, trong khi xu hướng tăng trưởng doanh thu giữa các thương hiệu không đồng đều.

Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi ngành dệt may

Ngược lại, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại các thị trường chính vẫn ổn định trong quý 2. Các chỉ số tại Hàn Quốc, Nhật Bản và EU vẫn duy trì đi ngang. Tuy nhiên, chỉ số này ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so với số liệu đầu năm 2024 trong bối cảnh dữ liệu kinh tế suy yếu và nỗi lo suy thoái gia tăng. Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ đã ghi nhận sự sụt giảm trong tiền tiết kiệm của hộ gia đình, báo hiệu không tích cực cho khả năng tiêu dùng trong tương lai.

Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi ngành dệt may

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Hoa Kỳ giảm đáng kể trong bối cảnh dữ liệu kinh tế suy yếu và nỗi lo suy thoái

Trong ngắn hạn, MASVN cho rằng rủi ro địa chính trị là rủi ro chính đối với nhu cầu hàng dệt may trong thời gian còn lại của năm 2024. Các xung đột địa chính trị không có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này đem đến rủi ro lớn cho nền kinh tế. Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Trung Quốc tại các thị trường chính, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu về sợi tại Trung Quốc thấp hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu sợi của Việt Nam.

Về dài hạn, cùng với dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, các công ty dệt may có thể chịu áp lực từ chi phí lao động tăng cao. Thêm vào đó, người lao động Việt Nam hiện dễ dàng tìm kiếm việc làm ở nước ngoài hơn, làm gia tăng cạnh tranh về tiền lương trong nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả