Bất ổn nguy cơ vỡ nợ trên khắp thế giới
Trước năm 2024 hứa hẹn nhiều khó khăn, lượng trái phiếu chính phủ dự kiến sẽ tăng thêm khi thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng ở các nước phát triển, gây rủi ro vỡ nợ trên toàn cầu.
Theo các nhà phân tích tại Bank of America (BoA), việc phát hành trái phiếu kho bạc Mỹ dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,34 nghìn tỉ USD vào năm tới. Thậm chí, mức tăng đó chỉ bằng 75% mức thâm hụt ngân sách 1.800 nghìn tỉ USD dự kiến cho năm 2024. Đến năm 2026, BoA dự đoán thâm hụt sẽ còn tăng lên tới 2.000 tỉ USD.
Dựa vào nhà đầu tư nước ngoài đã được chứng minh là con dao hai lưỡi trong năm qua. Nếu đồng đôla suy yếu đáng kể, khoản nợ của Mỹ sẽ gặp vấn đề. Nguyên nhân chính khiến lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 50 điểm cơ bản từ đầu tháng đến nay là thông báo hoàn trả quý IV thấp hơn dự kiến vào ngày 30.10. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị trái phiếu, nhưng có một yếu tố không đổi là việc phát hành nợ ngày càng tăng.
FED đã giảm 95 tỉ USD trong bảng cân đối kế toán mỗi tháng kể từ tháng 6.2022. Tính đến hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang cũng đã cắt giảm hơn 1.000 tỉ USD, xuống còn 7.800 tỉ USD.
Còn một chặng đường dài để quay trở lại mốc 4.000 tỉ USD trước đại dịch, nhưng vẫn cần duy trì ở một mức đủ sức thanh khoản. Quá trình này vẫn diễn ra bình thường, nhưng rủi ro trong tương lai thì không thể lường trước. Bài toán đặt ra, là cân đối giữa thắt chặt chính sách và mở rộng nguồn cung của kho bạc.
Nguy cơ vỡ nợ cũng được phản ánh ở châu Âu khi Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ tung thêm 1.100 tỉ Euro (1.200 tỉ USD) vào năm tới. Ủy ban châu Âu cũng dự kiến sẽ phát hành 150 tỉ Euro trái phiếu (tăng 20%).
Nhưng chính việc phát hành trái phiếu sau khi mua lại và hoạt động của ngân hàng trung ương mới là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt là khi hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bị đảo ngược. Năm tới, tác động của khoảng 315 tỉ Euro không được tái cấp trở lại sẽ rõ rệt.
Ngay cả việc thắt chặt định lượng được cho là ít hiệu quả. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên đối với khu vực đồng Euro vì cách thức này cho phép các khoản nợ sắp đáo hạn của Đức sẽ được đổ sang trái phiếu của Italy. Dòng vốn chảy ra khỏi Đức từ tháng 6.2022 đến tháng 9.2023 là 19.200 tỉ Euro, trong khi Italy có dòng vốn chảy vào là 13 tỉ Euro.
Ngân hàng Anh đang hướng đến thắt chặt định lượng, giảm với tốc độ gấp đôi so với FED và ECB. Bất chấp khoản lỗ hơn 15 tỉ Bảng Anh cho đến nay từ phát hành trái phiếu, Giám đốc điều hành BOE phụ trách thị trường Andrew Hauser vào ngày 3.11 đã khẳng định mục tiêu giảm bảng cân đối kế toán xuống một nửa mức hiện tại.
Nguồn cung trái phiếu chính phủ Anh dự kiến sẽ vào khoảng 260 tỉ Bảng Anh vào năm tới, tăng 20% so với năm nay. Tăng trưởng của Vương quốc Anh, giống như khu vực đồng Euro, đã đi ngang trong suốt hai năm qua và đang có dấu hiệu chuyển sang đà tiêu cực.
Ngày càng có nhiều nhận thức rằng, các ngân hàng trung ương đang ở đỉnh điểm của chu kỳ tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc cắt giảm các gói QE (nới lỏng định lượng) sẽ tiếp tục thắt chặt các điều kiện tiền tệ. Nếu tăng trưởng toàn cầu sụt giảm vào năm tới, có thể không lâu nữa việc cắt giảm lãi suất hoặc tạm dừng thu hẹp bảng cân đối kế toán - hoặc có thể cả hai - đều nằm trong chương trình nghị sự.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận