menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Anh Vũ

Bất ngờ loạt cổ phiếu giá 'trà đá' nhưng có tiền cũng không mua nổi

Không ít doanh nghiệp trên sàn có EPS cao nhưng thị giá cổ phiếu rất thấp. Điểm chung ở đây, các công ty này đều rơi vào tình trạng chết thanh khoản do cơ cấu cổ đông quá cô đặc, hoặc các cổ đông không muốn bán ra để nhận cổ tức “khủng” hàng năm.

Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) luôn được giới đầu tư quan tâm khi đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ EPS, người ta có thể tính toán tỷ số P/E, phản ánh mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và EPS.

Thông thường, việc P/E càng cao có thể hiểu là doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng. Do đó, thường một công ty có EPS cao thì giá cổ phiếu cũng sẽ cao tương ứng.

Tuy vậy, không ít các doanh nghiệp có EPS ở mức cao, song giá cổ phiếu lại rất thấp, thậm chí còn dưới mệnh giá.

Bất ngờ loạt cổ phiếu giá 'trà đá' nhưng có tiền cũng không mua nổi

Đứng đầu trong danh sách này là mã MEF của CTCP Meinfa. Theo tính toán, EPS 4 quý gần nhất của công ty là 7.000 đồng, nhưng giá cổ phiếu mã này chốt phiên 14/5 chỉ là 1.600 đồng/cp.

Meinfa là doanh nghiệp duy nhất trên 3 sàn kinh doanh các loại kềm, sản xuất cơ khí, máy móc, thiết bị y tế thông dụng, các sản phẩm kim loại, dụng cụ cầm tay. Meinfa nổi tiếng với việc thường xuyên chi trả cổ tức hàng năm với tỷ lệ cao. Đơn cử, ngày 14/5 vừa qua, Meinfa đã chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền, tỷ lệ 35%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 3.500 đồng – gấp đôi thị giá. Thời gian thanh toán 25/5/2021.

Hiện tại, mã cổ phiếu công ty này được áp dụng cơ chế đặc biệt, không điều chỉnh giá mỗi kỳ thanh toán cổ tức vì tỷ lệ trả cổ tức cao hơn cả thị giá.

Không dễ để nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu MEF, bởi lẽ kể từ khi đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM (từ năm 2011), MEF hầu như đều trong tình trạng “chết thanh khoản”.

Kết quả kinh doanh của Meinfa cũng rất khả quan với doanh thu năm 2020 đạt 311,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 27 tỷ đồng. Đây là năm thứ 5 liên tiếp lợi nhuận của Meinfa ở quanh vùng 27-31 tỷ đồng.

Một trường hợp khác là mã DM7 của CTCP Dệt may 7. Tính 4 quý gần nhất, EPS của DM7 đạt 3.104 đồng, tuy nhiên giá cổ phiếu chỉ là 6.600 đồng, dẫn tới P/E ở mức rất thấp: 2,17 lần.

Bên cạnh đó, phải kể đến mã BCB của CTCP 397. Trong năm 2020, doanh thu thuần công ty đạt 70,3 tỷ đồng, tăng 0,8% so với năm 2019. Nhờ việc quản lý tốt các chi phí, lãi sau thuế BCB là 21,1 tỷ đồng, tăng gần 85,1%. Do đó, EPS công ty năm 2020 đạt 3.381 đồng. Tuy nhiên giá cổ phiếu hiện chỉ là 3.600 đồng, tương đương P/E ở mức 0,85.

Kể từ khi chào sàn UPCOM từ tháng 10/2018, BCB hầu như không có giao dịch. Điều này có thể hiểu khi cơ cấu cổ đông doanh nghiệp (tính đến hết năm 2020) rất cô đặc, gồm: Tổng Công ty Đông Bắc (51%), Công ty TNHH Xây dựng Quang Thành (20%), CTCP Xây dựng thương mại và Du lịch Thố Huân (11,46%).

Giống MEF, BCB cũng trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ rất cao. Ngày 14/5 tới đây, doanh nghiệp sẽ thanh toán trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 29,588%. Trước đó, BCB trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 16,035%.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại NSS của CTCP Nông Súc Sản Đồng Nai. Trong nhóm các doanh nghiệp mà Nhadautu.vn thống kê, NSS (tại phiên 14/5) là mã duy nhất có thị giá vượt mệnh giá khi giao dịch ở mức 12.300 đồng/cp. Dù vậy, do EPS công ty năm 2020 là 13.331 đồng, nên P/E của NSS chỉ là 0,9 lần. Đáng chú ý, hồi năm 2015, NSS có EPS lên tới gần 104.000 đồng, là mức cao bậc nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán.

Trong năm 2020, doanh thu công ty đạt 347,26 tỷ đồng, tăng 78,5% so với năm 2019. Biên lợi nhuận gộp của NSS khá ấn tượng khi đạt tới 46,2% trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 14,2%. Tính ra, lãi sau thuế NSS lên đến 136,83 tỷ đồng, gấp gần 6 lần năm 2019 và gấp 4 lần kế hoạch năm.

Cơ cấu cổ đông NSS cũng rất cô đặc với 2 cổ đông lớn là Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (84,32%) và bà Lê Thị Khánh Xương (7,89%), dễ hiểu khi NSS cũng rơi vào tình trạng chết thanh khoản.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp tương tự như MLC của CTCP Môi trường đô thị Tỉnh Lào Cai, CDH của CTCP Công trình công cộng Dịch vụ Du lịch Hải Phòng, THN của CTCP Cấp nước Thanh Hóa, SVH của CTCP Thủy điện Sông Vàng, CMK của CTCP Cơ khí Mạo Khê – Vinacomin...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
10 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại