menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Mai

“Bắt mạch” cơ hội thị trường cho xuất khẩu tôm Việt

Trong số các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50-60 nghìn tấn.

Xuất khẩu tôm sang Australia tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, năm 2018,xuất khẩu tômViệt Nam sang Australia đạt 114,7 triệu USD, giảm 4,4% so với năm 2017.

Bước sang năm 2019, sau khi giảm trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia phục hồi, tăng trưởng liên tục từ tháng 4 đến hết năm.

Tính tới ngày 15/12/2019,xuất khẩutôm Việt Nam sang Australia đạt gần 121 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong bối cảnhxuất khẩutôm sang các thị trường chính sụt giảm,xuất khẩutôm Việt Nam sang Australia đạt mức tăng trưởng 2 con số.

Kể từ tháng 4/2019 đến hết năm,xuất khẩutôm Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trưởng trong đó tăng mạnh nhất 56% trong tháng 7 và tăng 45% trong tháng 11/2019. Australia là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong top 10 thị trườngnhập khẩutôm chính của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn duy trì là nguồn cung tôm lớn nhất của Australia, chiếm 42% tổng giá trị nhập; tiếp đó là Trung Quốc đứng thứ hai với 23%, Thái Lan đứng thứ ba chiếm 22%.

“Bắt mạch” cơ hội thị trường cho xuất khẩu tôm Việt

Australia là một trong những quốc gia có các yêu cầu về tuân thủ an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao, kiểm dịch khắt khe hơn so với những thị trường khác bởi người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn rất cao và các tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang trên đất nước.

VASEP cho rằng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm tôm, cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, nhãn mác rõ ràng là những yếu tốdoanh nghiệpcần lưu tâm khixuất khẩuvào thị trường này.

Gia tăng vào thị trường các nước CPTPP

Đầu năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Hiệp định CPTPP bao gồm 11 thành viên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Australia là một nước thành viên trong CPTPP. Theo cam kết trong CPTPP, tất cả các sản phẩm tômxuất khẩusang Australia đều ở 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trongsố các mặt hàng thủy sảnnhập khẩutừ Việt Nam thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50-60 nghìn tấn.

Canada là một trong những nước có mức cam kết mở cửa thị trường cao nhất với hàng nghìn dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trở về 0%, với mức cắt giảm thuế lên tới 95% số dòng thuế, bao trùm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada. Bên cạnh đó, Canada là 1 trong 3 nước thành viên mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương.

Theo cam kết CPTPP, thuế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, trong đó có sản phẩm tôm đông lạnh, tôm chế biến... từ Việt Nam vào Canada đều giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

CPTPP cũng là cơ hội cho tôm Việt Nam trên thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định.

Những năm gần đây, Canada tiêu thụ nhiều hơn tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Canada đứng đầu trong số các nguồn cung tôm vào Canada và chiếm gần 1/3 thị phần nhập khẩu, với lợi thế này, CPTPP sẽ là lực đẩy giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường Canada.

Bên cạnh đó, thị trường Chile cũng được lưu tâm trong thời gian tới. Đây là thị trường nhỏ nhưng là cơ hội mở cho tôm Việt Nam. Theo cam kết của Chile trong CPTPP, các sản phẩm thủy sản trong đó có tôm nhập khẩu vào Chile đều được giảm từ 6% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

CPTPP có hiệu lực đặt ra cho các doanh nghiệp các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt thông tin và rào cản thị trường để kịp thời đáp ứng.

Như vậy, sau khi CPTPP có hiệu lực, lợi ích của nó đối với xuất khẩu tôm Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng được đánh giá là yếu tố hỗ trợ cần thiết, giúp hoàn thiện những điểm mà các Hiệp định song phương, đa phương trước đó chưa có.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại