Bất động sản - Dữ liệu càng xấu thì chính sách sẽ phải càng mạnh & những điều rút ra từ hội nghị
Quyết định về chính sách cần dựa trên dữ liệu về cung cầu, dữ liệu về sở hữu bất động sản cá nhân, gia đình từng tỉnh thành… Nhưng đến giờ Việt Nam chưa có?
Một điều tệ nhưng cũng là rất may, Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của phát triển BĐS. Khác với nhiều quốc gia khác như Trung Quốc họ đã sang giai đoạn hậu phát triển BĐS nên nhu cầu nhà ở tại Việt Nam (không phải đầu cơ) vẫn đang rất lớn.
Vì vậy, chúng ta chỉ cần tập trung ưu tiên giải quyết chính sách BĐS tác động đến cung cầu nhà ở cho thành phố cấp 1. Từ đó sẽ khơi thông được các thành phố cấp 2, 3. Mỗi thành phố cần chính sách phát triển BĐS khác nhau, thiếu phân khúc nào thì ưu tiên phân khúc đó, nóng chỗ nào thì thắt chỗ đó.
Chúng ta thấy được thị trường BĐS Việt Nam đang có quá nhiều ưu ái: Một, chưa giới hạn số lượng nhà sở hữu ở những thành phố cấp 1, 2. Hai, chưa áp thuế với số lượng nhà sở hữu vượt mức. Ba, một cá nhân vẫn được cấp tín dụng mua cùng lúc nhiều căn nhà và tín dụng cấp cho phân khúc giá cao vẫn chưa bị hạn chế…
Nhưng những thứ đó sẽ dần được thắt chặt. Và những điều ta thấy được từ hội nghị phát triển BĐS lần này:
1. Nhà nước thay đổi nhanh về pháp lý nhưng doanh nghiệp cần thay đổi nhanh về việc cung ứng sản phẩm đúng nhu cầu, không thể mãi cứ lấy room tín dụng quá lớn để phát triển bất động sản.
Chỉ có cung gặp cầu với giải quyết được vấn đề tồn kho, và nâng cao hiệu quả tận dụng nguồn lực của nền kinh tế.
2. Vẫn nhấn mạnh nhà là để ở chứ không phải đầu cơ
“NHNN nhấn mạnh vẫn bám sát các chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ, hướng đến việc hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững theo hướng phục vụ đa số người dân, đặc biệt là người có nhu cầu nhà ở thực, hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá, trục lợi.”
Việt Nam nên kiên trì theo đuổi mục tiêu này, để hạ lãi suất cho vay, phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu nhà ở thực, chứ không phải phục vụ đầu cơ bất động sản.
3. Dữ liệu tín dụng bất động sản hiện nay vẫn rất rủi ro cho nền kinh tế nên cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ
Ngân hàng nhà nước nhấn mạnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của ngân hàng…
4. Chấm dứt tình trạng sở hữu chéo Ngân hàng và Bất động sản…
Việc xử lý tình trạng sở hữu chéo sẽ gây ra hệ lụy lâu dài với phân khúc bất động sản giá cao…
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận