Bất động sản công nghiệp: Những yếu tố nào hấp dẫn nhà đầu tư?
Để giải đáp vấn đề liên quan đến xu hướng phát triển khu công nghiệp ven biển là tất yếu, cũng như băn khoăn về yếu tố hấp dẫn chủ đầu tư và các nhóm ngành sẽ được quan tâm… bên lề hội thảo do CBRE tổ chức ngày 19/11, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Hiếu - Giám đốc Dịch vụ tư vấn và quản lý kinh doanh khu công nghiệp và văn phòng cho thuê, Công ty TNHH CBRE Việt Nam.
PV: Thưa ông, ông đánh giá như nào về tiềm năng của khu công nghiệp ven biển, các điều kiện cũng như yêu cầu đặt ra với Việt Nam và các chủ đầu tư khi muốn thu hút dòng vốn vào đầu tư?
Khu công nghiệp và các tỉnh thành ven biển mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Lợi ích thứ nhất, quỹ đất dùng để xây dựng hạ tầng và chi phí để mua đất tại các khu kinh tế cũng như công nghiệp ven biển rất cạnh tranh so với nhiều tỉnh thành khác trong nước cũng như trong khu vực.
Lý do các tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận đã phát triển thời gian rất dài từ 20 - 30 năm nay nên quỹ đất khu công nghiệp đã phát triển bão hòa, mật độ lấp đầy lên tới khoảng 90%, chi phí dùng để thuê đất rất cao. Do đó, khi các nhà đầu tư nhìn vào vị trí này bài toán đầu tư không còn phù hợp. Từ đó, mục tiêu của các nhà đầu tư chuyển hướng tới các tỉnh thành cấp 2 đặc biệt các tỉnh thành phố ven biển quỹ đất hiện tại đang nhiều, chi phí thu hồi để phát triển rất cạnh tranh, đây là lợi thế rất lớn.
Lợi thế thứ hai, đó là chính quyền địa phương và Trung ương hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất cũng như doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Điều đó thể hiện bằng việc ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các khu kinh tế và khu công nghiệp. Những chính sách này, giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư.
Có thể kể đến như chính quyền Hải Phòng và chính quyền Quảng Ninh, là hai địa phương tiêu biểu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đến đây hài lòng về việc giải quyết thủ tục việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, đền bù giải tỏa. Và đương nhiên các chi phí của doanh nghiệp thấp xuống rất nhiều.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng các tỉnh thành ven biển, khu kinh tế ven biển có nhiều ưu thế về lĩnh vực này như cảng và sân bay. Nhà đầu tư có những yếu tố dự phòng nên quyết định đầu tư. Nhiều tuyến đường cao tốc được kết nối từ Trung Quốc – Hạ Long – Hà Nội, giúp doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc, qua Hải Phòng – Quảng Ninh lắp ráp đi bằng đường biển và hàng không. Do vậy, xu hướng phát triển khu công nghiệp ven biển là tất yếu.
PV: Theo nhận định của CBRE thì sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để xây dựng lên khu công nghiệp hay là những đối tượng thuê?
PV: Vậy theo ông, cơ hội nào cho các chủ đầu tư Việt Nam?
PV: Thu hút đầu tư tại các tỉnh ven biển thì lĩnh vực nào được chú trọng, định hướng thu hút FDI của Việt Nam đang có những sự thay đổi, đặc biệt về vấn đề môi trường, thưa ông?
PV: Các địa phương khi thu hút đầu tư vào khu vực ven biển họ đang dùng chính sách nào và nhà đầu tư thì quan tâm đến chính sách nào? Nhiều chuyên gia cho rằng nên hạn chế về thuế để thu hút đầu tư, điều này có nên không thưa ông?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận