24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bảo hiểm hàng không, hàng hải “nằm bến”

Giao thương đình trệ vì dịch bệnh, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không, hàng hải cũng “nằm bến” theo những con tàu, cánh bay.

Khó khăn của ngành hàng không đang khiến nghiệp vụ bảo hiểm trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch có thể làm giảm doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm 2020… Các công ty bảo hiểm nhìn nhận nghiệp vụ bảo hiểm này khó có khả năng phục hồi trong năm 2020.

Tài liệu trình Ðại hội đồng cổ đông, Vietnam Airlines cho biết, trong năm 2020, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines chỉ đạt 14,5 triệu lượt, giảm 36,8% so với cùng kỳ 2019; trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, khách quốc nội đạt 12,3 triệu lượt.

Sự sụt giảm này chủ yếu là do tác động của dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu đi lại của người dân, ảnh hưởng lớn đến doanh thu vận tải hàng không.

Trong khi đó, thông tin cập nhật cho thấy, kể từ ngày cấm các chuyến bay đi - đến tại Ðà Nẵng từ ngày 28/7, thống kê lịch khai thác chuyến bay của các hãng hàng không cho thấy tần suất bay giảm liên tục từ 2.000 lượt cất hạ cánh/ngày xuống còn 1.300 - 1.500 lượt cất hạ cánh/ngày…

Không chỉ khó khai thác doanh thu phí mới từ nghiệp vụ này, mà do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các công ty bảo hiểm còn phải gia hạn thời hạn thanh toán phí bảo hiểm cho các hợp đồng trước đó do nhiều hãng hàng không không đảm bảo khả năng thanh toán phí trong giai đoạn mùa dịch…

Một số công ty bảo hiểm có thế mạnh về nghiệp vụ này nhìn nhận, bảo hiểm hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong những quý cuối năm và khó có khả năng phục hồi trong năm nay.

Hàng không khó khăn không chỉ tác động tới doanh thu bảo hiểm cho máy bay là thân vỏ, bảo hiểm chuyến bay là bảo hiểm du lịch, mà mảng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa cũng bị ảnh hưởng theo vì thực tế doanh thu từ bảo hiểm thân vỏ hay chuyến bay chiếm tỷ trọng chưa đến 2% trên tổng doanh thu phí bảo hiểm chung…

Chính vì thế, các công ty bảo hiểm đã phải tìm hướng phát triển các sản phẩm mới như MIC và PTI phát triển sản phẩm bảo hiểm trễ chuyến bay.

Ðược biết, PTI vừa ký hợp đồng độc quyền với một hãng hàng không để bán sản phẩm trễ chuyến bay. Tuy nhiên, theo ghi nhận, doanh thu phí của những sản phẩm bảo hiểm này cũng không cao.

Cùng với bảo hiểm hàng không, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cũng lâm vào cảnh tương tự vì bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu cũng phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Bảo hiểm Bảo Minh, tình hình khó khăn của doanh nghiệp sẽ dẫn đến sụt giảm doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển trong thời gian tới vì doanh nghiệp khó khăn, tàu không hoạt động sẽ đề nghị giảm phí bảo hiểm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giảm làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu bảo hiểm hàng hóa.

Nhiều đơn bảo hiểm đã cấp ra nhưng khách hàng yêu cầu hủy các đơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển do ảnh hưởng của dịch nên không triển khai tàu/hàng.

Ngoài yếu tố khách quan do dịch bệnh, để kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nghiệp vụ tàu thủy, các công ty bảo hiểm cũng đã chủ động rà soát một số đội tàu biển quốc tế khai thác không hiệu quả, có rủi ro khai thác lớn…

Theo báo cáo của PJICO, đến ngày 30/6/2020, doanh thu bảo hiểm tàu thủy của đơn vị này ước đạt khoảng 131 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 55% kế hoạch năm do các phương thức vận chuyển hàng hóa, hành khách bị đình trệ vì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh, các chủ tàu gặp khó khăn trong việc duy trì và vận hành với chi phí lớn.

Việc tàu dừng hoạt động cũng dẫn đến PJICO phải hoàn phí bảo hiểm cho chủ tàu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, chưa kể một số trường hợp do khó khăn về tài chính chủ tàu đã yêu cầu PJICO gia hạn thanh toán phí bảo hiểm.

“Chính vì thế, đây là kết quả đã được dự báo ngay từ đầu năm 2020”, hãng bảo hiểm này nhìn nhận.

Vì dự báo doanh thu của 2 sản phẩm trên chưa thể phục hồi năm 2020, nên các doanh nghiêp đang tìm các phương án để thúc đẩy nghiệp vụ này cũng như có những phương án tăng doanh thu từ các nghiệp vụ khác để “bù đắp” nguồn doanh thu bị thiếu hụt và bảo hiểm sức khỏe con người, bảo hiểm xe cơ giới vẫn được xác định sẽ là nguồn thu phí mới quan trọng nhất.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả