menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chính Đức

Báo Đức bình luận về nguy cơ xung đột ở Biển Đông

 Báo Junge Welt (Thế giới trẻ) của Đức ngày 11/1 có bài viết về tranh chấp ở Biển Đông, trong đó nhận định vùng biển mà nhiều nước cùng tuyên bố chủ quyền này bao gồm nhiều đảo, giàu tài nguyên, và tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Á có thể dễ dàng mở rộng thành xung đột quân sự.

Mở đầu bài báo, tác giả Norman Paech nói về chuyến thăm khu vực của khinh hạm Bayern (Đức). Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer, việc triển khai chiến hạm của Quân đội liên bang là cần thiết để kiềm chế tham vọng quyền lực của Trung Quốc và đảm bảo hiệu lực của luật pháp quốc tế. Tham mưu trưởng Hải quân, Phó Đô đốc Kay-Achim Schönbach cũng nhấn mạnh về sự đồng thuận của Chính phủ liên bang rằng Đức sát cánh cùng các đối tác có giá trị quốc tế vì quyền tự do trên các tuyến đường biển và tuân thủ luật pháp quốc tế trong khu vực. Khu vực mục tiêu để thực hiện sứ mệnh này là tuyến đường biển lớn giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, mà Trung Quốc gọi là Biển Hoa Nam, Việt Nam gọi là Biển Đông. Tân Ngoại trưởng Annalena Baerbock cũng nhấn mạnh tính đúng đắn của sứ mệnh này, cho rằng điều đó phù hợp với chính sách đối ngoại "dựa trên giá trị" của bà.

Bài báo đề cập cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng từ lâu và ngày càng trở thành mối đe dọa ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trên hết là vì nguồn cá dồi dào, nhiều khoáng chất dưới đáy biển và khả năng là một lượng lớn dầu khí dưới lòng đất. Tuy nhiên, không chỉ nguyên liệu thô thuyết phục Trung Quốc biến những tuyên bố trên giấy tờ thành hiện thực, xây dựng các đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở quân sự ở đó. Đó là việc kiểm soát con đường biển quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Năm 2012, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định triển khai 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương, mọi người đều biết rằng điều này không phải để đảm bảo một "trật tự dựa trên quy tắc", mà là để đảm bảo rằng Mỹ kiên định với quyền tối cao về quân sự của mình. Trung Quốc phản công bằng dự án "Con đường tơ lụa mới". Kể từ đó, Trung Quốc được phương Tây dựng lên như một thách thức mới, thậm chí là kẻ thù mới.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết: "Người Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi có tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia láng giềng bị Mỹ kích động chống lại Trung Quốc. Một số quốc gia này tin rằng sự hỗ trợ của Mỹ sẽ mang lại cho họ một cơ hội chiến lược. ... Họ tin rằng dưới sức ép chiến lược, Trung Quốc không sẵn sàng hoặc không thể tiến hành một cuộc xung đột quân sự với họ. ... Về vấn đề Đài Loan, có nguy cơ Trung Quốc đại lục bị buộc lao vào một cuộc chiến tranh". Cựu Tổng thống Mỹ Joseph Biden cũng nói về khả năng xảy ra một "cuộc chiến thực sự". Lời kêu gọi Nhật Bản tăng cường vũ trang và đồn trú thêm binh sĩ ở Australia chỉ là những dấu hiệu cho thấy một chiến lược địa chính trị mới, mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh tin rằng không có lý do nào khác ngoài việc nhằm kiềm chế Trung Quốc, thậm chí có thể dẫn tới chiến tranh với Mỹ.

Mối tương quan về quyền kiểm soát ở Biển Đông rất phức tạp, do vậy, lập luận mà các bên tuyên bố chủ quyền đưa ra cũng rắc rối và không rõ ràng. Chúng hầu hết bao gồm sự kết hợp các câu chuyện lịch sử, tài liệu, bản đồ và lập luận pháp lý liên quan đến luật biển quốc tế. Không bên nào chấp nhận lập luận của bên kia. Cách duy nhất để tranh chấp được giải quyết một cách công bằng thông qua Tòa án Công lý quốc tế ở La Hay hoặc một toà trọng tài quốc tế đã bị phía Trung Quốc kịch liệt bác bỏ, và đến nay, chỉ có Philippines chấp thuận. Tất nhiên, các quốc gia liên quan cũng có thể đi đến một thỏa thuận song phương, nhưng điều đó có vẻ không thực tế vào lúc này. Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/7/2016 ít nhất đã làm sáng tỏ những khúc mắc pháp lý tranh chấp về bãi Scarborough.

Bài báo đề cập cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng từ lâu và ngày càng trở thành mối đe dọa ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trên hết là vì nguồn cá dồi dào, nhiều khoáng chất dưới đáy biển và khả năng là một lượng lớn dầu khí dưới lòng đất. Tuy nhiên, không chỉ nguyên liệu thô thuyết phục Trung Quốc biến những tuyên bố trên giấy tờ thành hiện thực, xây dựng các đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở quân sự ở đó. Đó là việc kiểm soát con đường biển quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Năm 2012, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định triển khai 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương, mọi người đều biết rằng điều này không phải để đảm bảo một "trật tự dựa trên quy tắc", mà là để đảm bảo rằng Mỹ kiên định với quyền tối cao về quân sự của mình. Trung Quốc phản công bằng dự án "Con đường tơ lụa mới". Kể từ đó, Trung Quốc được phương Tây dựng lên như một thách thức mới, thậm chí là kẻ thù mới.

Thất bại của Mỹ ở Afghanistan không làm Mỹ mất đi hoặc từ bỏ tuyên bố thống trị toàn cầu cũng như mô hình can thiệp "chiến tranh chống khủng bố". Các hoạt động liên minh gia tăng ở khu vực Thái Bình Dương với Nhật Bản, Australia và Việt Nam rõ ràng là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là Iran hay Syria để có thể gây sức ép với những đe dọa, trừng phạt hoặc mạo hiểm về quân sự. Xét cho cùng, Mỹ đang nợ Trung Quốc 900 tỷ USD (nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ) và hàng trăm nghìn việc làm phụ thuộc vào nhiều hiệp định kinh tế hiện có với Bắc Kinh. Sự đối trọng sức mạnh trước đây, giống như trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, dường như đang được khôi phục. Vào thời điểm đó, nó ngăn chặn đụng độ quân sự trực tiếp và ngày nay nó làm dấy lên hy vọng rằng sẽ không có chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả