menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
SAIGON FUTURES Pro

Báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPRC: Tăng mức dự kiến sản lượng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong Q1/2022

Sau khi báo cáo thị trường dầu (MOMR) tháng 12 của OPEC được công bố vào 19h30 tối ngày 13/12, thể hiện cái nhìn lạc quan về mức tiêu thụ dầu của thế giới trong quý 1 năm 2022 của khối OPEC, giá dầu đã có đà tăng nhẹ. Tuy nhiên, tại vùng cản quanh 72, giá lại quay đầu giảm trở lại, tiếp tục xu hướng đi ngang trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của Châu Á chưa có sự bứt phá.

Cụ thể về báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPEC, dữ liệu về mức sản lượng dầu lỏng toàn cầu tháng 11, được công bố vào báo cáo tháng 12 ước tính đạt 98.3 triệu thùng/ngày, tăng 0.7% so với mức sản lượng ước tính tháng 10, được công bố vào báo cáo tháng 11 là 97.6 triệu thùng/ngày. Trái lại, ước tính nhu cầu tiêu thụ toàn cầu của quý 4 trong báo cáo tháng 12 được giữ nguyên so với báo cáo tháng 11, ở mức 99.49 triệu thùng/ngày, đem lại tâm lý tiêu cực cho một số nhà đầu cơ ngắn hạn. Điều này đã khiến cho giá các hợp đồng giầu thô kỳ hạn có phần giằng co ngay sau khi báo cáo được công bố.

Mặc dù vậy, giá các hợp đồng kỳ hạn dầu thô vẫn được hỗ trợ với đà tăng sau đó. Lí do chính cho tâm lý lạc quan này là bởi vì OPEC đã gia tăng mức ước tính tiêu thụ dầu toàn cầu đối với quý 1 năm 2022 lên mức 99.13 triệu thùng/ngày, cao hơn 1.11 triệu thùng so với mức 98.02 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 11, với phần lớn sự gia tăng đến từ Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Trong khi đó, ước tính sản lượng của các nước ngoài OPEC ở quý 1 năm 2022 trong báo cáo tháng 12 lại không có quá nhiều sự thay đổi so với báo cáo tháng 11, lần lượt ở mức 66.02 triệu thùng/ngày và 65.97 triệu thùng/ngày. Dựa trên ước tính này của OPEC, có thể thấy, giá dầu kỳ hạn vẫn còn dư địa để tăng trưởng nhẹ đến quý 1 năm sau.

Báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPRC: Tăng mức dự kiến sản lượng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong Q1/2022
Báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPRC: Tăng mức dự kiến sản lượng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong Q1/2022

Tuy nhiên, sự lạc quan trên lại chưa thể hỗ trợ giá các hợp đồng dầu thô có sự bức phá do hai yếu tố. Đầu tiên, cuộc họp FOMC hằng tháng của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) sẽ được diễn ra vào thứ năm tuần này, mang lại tâm lý thận trọng cho các nhà đầu tư của các thị trường tài sản rủi ro khi FED được dự kiến sẽ tăng tốc độ thu mua trái phiếu và nâng lãi suất sớm hơn dự kiến, cụ thể với bốn lần nâng lãi suất vào quý 3, 4 năm 2022 và quý 1,2 năm 2023.

Bên cạnh đó, sự ổn định trong nhu cầu nhập khẩu dầu thô từ Châu Á – thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới cũng là yếu tố lớn góp phần kìm hãm đà tăng của giá dầu. Theo báo cáo, thông thường, các quốc gia Châu Á có xu hướng sẽ nhập khẩu nhiều hơn lượng dầu thô đăng ký mua trên hợp đồng với công ty dầu quốc gia Saudi Aramco của Ả Rập Xê Út khi tiêu thụ nội địa tăng cao. Tuy nhiên thông tin từ Bloomberg cho thấy, các nhà sản xuất xăng dầu ở Châu Á đã không mua thêm các đơn hàng mới từ Saudi Aramco, ngoại trừ khối lượng dầu thô kỳ hạn tháng 1 đã mua theo thoả thuận. Trên thực tế, điều này được lí giải dựa trên tính chất của chu kỳ tiêu thụ xăng dầu, với nhu cầu tiêu thụ ở các quốc gia Châu Á giảm khi mùa đông kết thúc vào khoảng tháng 2 - tháng 3. Theo đó, biên lợi nhuận tinh luyện dầu thô ở khu vực này cũng thấp hơn vào giai đoạn này, dẫn đến việc nhu cầu nhập khẩu dầu thô để dự trữ từ các nhà máy tinh luyện cũng giảm đi phần nào. Đồng thời trong khoảng thời gian gần đây, Chính quyền địa phương Trung Quốc cũng đang tiến hành điều tra và tái cơ cấu các vấn đề về thuế và hạn ngạch nhập khẩu dầu tại các nhà máy tỉnh Shangdong-khu vực tinh luyện dầu cho 60 nhà máy độc lập. Các yếu tố trên đã dẫn đến ước tính cho rằng các đơn hàng nhập khẩu của Châu Á sẽ trở nên kém nổi bật hơn trước cho đến cuối tháng 12.

Dựa trên tin tức được công ty dược BioNTech công bố rằng 3 mũi vaccine Pfizer có thể kháng lại Covid-19 Omicron và nhận định rằng sẽ sớm có vaccine cho biến thể mới này, giá dầu được tin rằng vẫn còn dư địa để tăng trưởng trong quý 1 năm 2022, khi các vấn đề xoay quanh hạn chế đi lại và du lịch của các quốc gia Châu Âu, Mỹ và Châu Á được nới lỏng. Tuy nhiên, đà tăng của các hợp đồng dầu thô kỳ hạn được tin rằng sẽ chậm rãi hơn trước trong thời gian tới, do các tác động từ yếu tố vĩ mô như tăng lãi suất từ FED, và xu hướng ưu tiên năng lượng xanh từ Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Châu Âu trong năm 2022.

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
SAIGON FUTURES Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả