Báo cáo đánh giá thị trường khoáng sản quan trọng 2023
IEACơ quan Năng lượng Quốc Tế (IEA) đã công bố bản báo cáo đánh giá thị trường khoáng sản quan trọng bao gồm đồng, niken, nhôm và bạch kim trong năm 2023 vào ngày 17/07.
ĐỒNG
Kể từ giữa năm 2022, giá đồng đã có xu hướng giảm mặc dù đã được hỗ trợ bởi gián đoạn nguồn cung từ hai quốc gia sản xuất khổng lồ là Chile và Peru, kỳ vọng nhu cầu hồi phục khi Trung Quốc mở cữa trở lại sau hạn chế đại dịch COVID-19 và hàng tồn kho duy trì ở mức thấp.
Tuy nhiên, giá dồng tiếp tục giảm trong những tháng đầu tiên của năm 2023 do nguồn cung mới xuất hiện. Cụ thể, mỏ Quellaveco tại Peru bắt đầu hoạt động vào tháng 07/2023 và sự mở rộng của khu liên hợp Kamoa Kakula tại Congo đã góp phần đáng kể vào sản lượng đồng toàn cầu.
Ngoài ra, một vài mỏ tại quốc gia khác như Chile, Mông Cổ hay Nga đã chuyển từ giai đoạn mở rộng sang sản xuất cũng sẽ góp phần không nhỏ vào tăng trưởng khai thác đồng.
Đồng thời, nhu cầu tại Trung Quốc sau mở cửa không đạt được như kì vọng khiến cho IEA dự đoán cán cân cung cầu đồng sẽ chuyển sang thặng dư trong năm 2023 và 2024.
Tuy nhiên, nếu xét riêng năm 2024, các hoạt động khai thác tại Chile vẫn đang gặp nhiều thách thức do tình trạng thiếu hụt quặng đồng, thiếu nước và các vấn đề xã hội có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung đồng.
Mặc dù vậy, IEA cho rằng cán cân cung cầu dồng sẽ chỉ thâm hụt trong năm 2024 nếu nhu cầu tăng trở lại tại Trung Quốc và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh được thúc đẩy nhanh chóng, điều này sẽ hỗ trợ giá đồng trong tượng lai.
NIKEN
Trong năm 2022, thị trường niken ghi nhận tăng trưởng nguồn cung kỉ lục với sản lượng niken khai thác tăng 18% và niken tinh chế tăng 17%.
Sự gia tăng nguồn cung chủ yếu đến từ Indonesia, quốc gia khai thác niken lớn nhất thế giới khi sản lượng niken tăng hơn 50% của từ quặng và tinh chế khiến cho cán cân cung cầu niken thặng dư.
Bên cạnh với sự tăng trưởng vượt bậc của Indonesia, một vài các dự án niken khác đến từ Úc, Canada và Philippines liên doanh với Trung Quốc có thể sẽ đe dọa vị trí thống trị của Indonesia trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự áp đảo của Indonesia sẽ tiếp tục được tiếp diễn nếu quốc gia này nhận được trợ cấp từ Đạo luật giảm lạm phát Mỹ và Liên minh Châu Âu đưa ra đối với lượng khí thải GHG của pin.
NHÔM
Giá nhôm được thúc đẩy trong đầu năm 2022 do cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga, quốc gia chiếm 5% tổng nguồn cung nhôm trên thế giới, đạt mức kỉ lục 3.210 USD/tấn vào 07/03/2022.
Tuy nhiên, giá nhôm đã bị điều chỉnh vào mùa hè năm 2022 do sự hồi phục chậm chạp tại Trung Quốc cũng như một số khu vực khác. Do đó, giá nhôm hiện đang giao dịch quanh mức 2.000 - 2.500 USD/tấn trong nữa cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Tâm điểm của thị trường nhôm hiện nay đang hướng đến khả năng xuất khẩu của Nga khi Indonesia đang có những đề án hạn chế xuất khẩu nhằm tăng giá trị gia tăng của khoáng sản và nguồn cung hạn chế tại Châu Âu.
Các nhà máy liện kim tại Châu Âu đang phải vật lộn với giá năng lượng tăng cao, điều này khiến cho hàng tồn kho nhôm tại LME giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn là một nhân tố quan trọng đối với cả nguồn cung lẫn nhu cầu nhôm.
Về phía nguồn cung. Tình hình thiếu thủy điện tại tỉnh Vân Nam đã khiến các nhà máy luyện kim cắt giảm 1,3 Mtpa vào năm 09/2023 và 02/2023, khiến cho nguồn cung càng thâm hụt nặng hơn. Nếu tình trạng thiếu điện tiếp tục diễn ra, cán cân cung cầu nhôm sẽ tiếp tục mở rộng thâm hụt trong thời gian tới.
KIM LOẠI NHÓM BẠCH KIM (PGM)
Việc sản xuất ô tô chậm lại trong năm 2022 đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ bạch kim, khiến giá của kim loại quý này gặp áp lực.
Về phía nguồn cung, Nam Phi, quốc gia sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới đang gặp tình trạng thiếu điện trầm trọng khiến cho mỏ khai thác bạch kim lớn nhất thế giới, Mogalakwena đã giảm 6% sản lượng trong năm 2022 và mỏ Amandelbult giảm 12%.
Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, quốc gia sản xuất bạch kim lớn thứ hai thế giới cũng làm ảnh hưởng đến nguồn cung bạch kim.
Chính vì vậy, IEA kỳ vọng giá bạch kim sẽ tiếp tục tăng trong phần còn lại của năm 2023 do cán cân cung cầu tiếp tục thâm hụt do nguồn cung bị gián đoạn tại Nam Phi và Nga.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận