Bank of America: Có 2 rủi ro lớn cho thị trường tài chính trong năm 2022
Báo cáo mới của Bank of America (BofA) cảnh báo rằng các thị trường nên cảnh giác với lạm phát cao và khả năng lây lan của các biến thể Covid-19 mới vào năm 2022.
“Các làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong tương lai là rủi ro giảm giá lớn nhất đối với thị trường. Về xu hướng tăng giá, phía cung có thể phục hồi để đáp ứng nhu cầu tăng”, theo báo cáo mới của Bank of America.
Báo cáo mới của Bank of America chủ yếu tập trung vào các mối đe dọa khác nhau đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và thời điểm xa hơn.
Những rủi ro kinh tế mà thị trường tài chính toàn cầu phải đối mặt bao gồm tỷ lệ lạm phát cao, sự lây lan của các biến thể như chủng Omicron mới xuất hiện gần đây, biến đổi khí hậu và hạn chế nguồn cung.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron vào tháng 11 đã để lại dấu ấn trên thị trường vào cuối tháng trước với chỉ số Dow Jones giảm hơn 1.500 điểm vào phiên giao dịch ngày 26/11.
Đầu tháng này, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Soumya Swaminathan đã nhấn mạnh khả năng lây truyền cao của biến thể và lưu ý rằng, một ngày nào đó biến thể có thể trở thành biến thể thống trị trên toàn thế giới.
Báo cáo cho thấy rằng, biện pháp kích thích tài khóa chưa từng có do chính phủ liên bang ban hành nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế liên quan đến Covid-19 sẽ đảm bảo rằng “Mỹ sẽ tiếp tục vai trò của mình như một động lực tăng trưởng toàn cầu, trong khi Trung Quốc sẽ quốc gia miễn cưỡng tăng trưởng chậm trở lại”.
Các chiến lược gia của BofA cho biết, mối quan hệ Mỹ - Trung cũng là một nguyên nhân gây lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu. “Ngoài ra, còn có sự không chắc chắn đáng kể về việc quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ phát triển như thế nào. Việc tháo gỡ nhanh chóng các mối liên kết kinh tế có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu”, báo cáo cho biết.
Ngay cả khi các biến thể Covid-19 mới xuất hiện trong năm tới được kiểm soát ở mức tối đa, những lo ngại về lạm phát vẫn có thể tạo ra một tương lai mờ mịt cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Một xếp hạng từ báo cáo của 10 loại tiền tệ khác nhau trên khắp thế giới cho thấy, Mỹ có điểm lạm phát cao nhất ở mức 46. Tiếp theo là đồng đô la New Zealand ở mức 38 và Bảng Anh ở mức 37.
“Sẽ có một chút căng thẳng khi xem các chỉ số lạm phát rất mạnh gần đây. Vào mùa Hè, hầu hết mức tăng là do tăng đột biến trong các lĩnh vực cụ thể, nhưng trong vài tháng gần đây, áp lực đã chuyển sang lạm phát phân bổ cho nhiều lĩnh vực. So với một năm trước, chúng tôi đã nâng dự báo lạm phát CPI toàn cầu cho năm nay từ 2,4% lên 3,9% và từ 2,8% lên 3,8% cho năm 2022”, báo cáo cho biết.
Nhìn chung, lạm phát sẽ hạ nhiệt ngay cả ở Mỹ. Chỉ số CPI trong tháng 10 của Mỹ là 6,2%, đây tiếp tục lạm phát chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Mặc dù tỷ lệ lạm phát này có thể giảm nhẹ, nhưng báo cáo cũng cảnh báo rằng lạm phát vẫn có thể là một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế trong ngắn hạn. Các chiến lược gia của BofA Michelle Meyer và VP Alexander Lin cho rằng ba đợt tăng lãi suất vào năm 2022 là rất khả thi và rất có thể xảy ra.
“Lạm phát sẽ hạ nhiệt so với mức cao hiện tại nhưng vẫn cao hơn mục tiêu và khiến Fed bắt đầu hành động. Trong khi năm 2021 là câu chuyện về cầu dư thừa và khan hiếm nguồn cung, chúng tôi cho rằng năm 2022 sẽ là một năm tái cân bằng, mặc dù chỉ là dần dần. Điều này sẽ giảm bớt phần nào sức nóng của lạm phát nhưng không đủ nhanh, khiến Fed phải tăng lãi suất ba lần bắt đầu từ tháng 6 và tiếp tục theo chu kỳ hàng quý”, báo cáo cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận