24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Việt Anh Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bank-based economy và những mặt trái

Một nền kinh tế với dư nợ lớn lại phụ thuộc vào nguồn cung cấp tín dụng mới, mà thiếu nó, các doanh nghiệp phụ thuộc vào vay mượn sẽ phải dừng đầu tư và trong một số trường hợp sẽ phải đóng cửa.

Một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn vay, có quá nhiều các nghĩa vụ nợ ngắn hạn dễ bị tổn thương hơn so với một nền kinh tế mà thị trường vốn là đa dạng. Một doanh nghiệp có khả năng tăng vốn chủ sở hữu, dùng nó để đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút đột ngột nguồn cung tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu tự do hoá thị trường vốn hơn nữa; một thị trường chứng khoán, trái phiếu phát triển tương xứng với nhu cầu nâng cấp nền kinh tế là điều cần kíp, để đạt được mức phát triển nhanh, bền vững.

Như đã đề cập trong kỳ trước, sau 20 năm, tính đến hết tháng 6 năm 2020, tổng vốn hóa TTCK đạt mức 5,5 triệu tỉ đồng, bằng 104% GDP năm 2019. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 4 triệu tỉ đồng và vốn hóa thị trường trái phiếu đạt khoảng 2.300 tỉ đồng (Thanh Niên)...Như vậy, dù có mức vốn hoá TTCK hơn mức trung bình của thế giới, nhưng chất lượng của thị trường vẫn là điều đáng quan tâm.

Đầu tư cao được thúc đẩy nhờ khởi tạo tín dụng ngân hàng là nguyên nhân cốt lõi của mức tăng trưởng cao tại các nền kinh tế đang phát triển thành công nhất - Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm 1950 và 1980, và Trung Quốc trong 30 năm qua. Hơn nữa, thành công của họ phụ thuộc vào sự điều hành có chủ đích nhắm vào thị trường tài chính tự do của chính phủ. Cả ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm 1950 đến 1980 cũng như tại Trung Quốc trong 30 năm qua, khởi tạo tín dụng Ngân hàng, về cả lượng cũng như phân bổ, đều không do sức mạnh thị trường tự do quyết định.

Bài học của Hàn Quốc và Nhật Bản đều không để cho khối tư nhân vốn luôn bị điều khiển bởi các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (đặc quyền, đặc lợi sinh ra suy thoái) dẫn dắt quyết định việc phân bổ tín dụng ngân hàng. Thay vào đó, họ chủ động hướng tín dụng vào những gì họ đanh giá là các khoản đầu tư sinh lời với tiềm năng lớn nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tín dụng được dành cho ngành công nghiệp sản xuất, không dành cho bđs; phục vụ cho công nghiệp xuất khẩu, không hướng tới các nhà nhập khẩu hay thương nhân; và nhằm hỗ trợ các ưu tiên chiến lược, vị dụ như phát triển công nghiệp nặng ở Hàn Quốc trong giai đoạn đầu phát triển, ngành công nghiệp chế tạo (điện tử, ô tô…) ở Nhật Bản…

Trong trường hợp Hàn Quốc, sự bùng nổ đầu tư trong giai đoạn 1960 - 1980 có thể được miêu tả phần nào được tài trợ bằng tiền pháp định: các ngân hàng thương mại đã được tổng thống Park Chung Hee quốc hữu hoá, và NHNN hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ, sẵn sàng cung cấp cho các ngân hàng thương mại nguồn vốn gần như vô hạn để cho các nhàn xuất khẩu vay tiền với lãi suất thực âm. Nhưng tín dụng ngân hàng được điều hướng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh: Những quốc gia khác như Philippines, Indonesia…nó lại gây tác hại do để nhóm lợi ích thao túng. Tự do hoá thị trường không kiểm soát được cũng dễ bị thao túng, đầu cơ.

Quyền lực gây tha hoá đạo đức. Khi nguồn vốn của nền kinh tế quá lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng mà cơ chế kiểm soát thiếu hiệu quả, hệ quả là hàng loạt doanh nhân tài năng vào tù, để lại xã hội những đại án gây mất mát hàng tỷ đô la, cần nhiều thời gian và tiền bạc của xã hội để xử lý. Do vậy, tự do thị trường vốn là cần thiết cho phát triển, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi việc phải nâng cấp trình độ quản lý nhà nước, mới có đủ khả năng đối phó tốt với các biến động vĩ mô toàn cầu, khắc chế được các hoạt động thao túng tài chính phi pháp (lẫn hợp lệ) có tổ chức ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi hơn.

Tham nhũng là quốc nạn. Nhưng để chống nó thì sự quyết liệt của tư pháp là chưa đủ. Điện tử hoá thanh toán sẽ mang lại hiệu quả chống tham nhũng cao hơn nhiều. Số hoá nền kinh tế sẽ giảm tối đa tội phạm tài chính và tham nhũng; minh bạch hoá hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước là nền móng bền vững cho phát triển; kiến tạo hoà bình, dân chủ và thịnh vượng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phạm Việt Anh Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả