24HMONEY đã kiểm duyệt
22/08/2022
Bàn về triển vọng các ngành
Bàn về triển vọng các ngành
Thép: Hiện nay, châu Âu đang trong tình trạng thiếu nhiên liệu rất lớn, ngành thép ở châu Âu sẽ trong tình trạng tồi tệ hơn nếu giá than vẫn tăng cao cùng với nhu cầu lớn. Điều này khiến cho thị trường châu Âu cần tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc. Cụ thể như, xuất khẩu thép của HPG rất ấn tượng. Tuy nhiên, về dài hạn, giá thép có thể rơi nữa do ngành bất động sản ở Trung Quốc có dấu hiệu sập trước tình hình dư 50 triệu nhà bỏ trống.
Bất động sản - khu công nghiệp : KBC có thể sẽ ghi nhận lợi nhuận vào quý 4, quý 3 có thể KQKD chưa tốt khi dự án Tràng Duệ chưa chắc đã hoàn thành tốt. IDC có thể dư địa tăng trưởng không còn nhiều nữa. Về toàn ngành, chưa chắc có đợt sóng sắp tới, khi mà giai đoạn tăng giá mạnh nhất sẽ là giai đoạn đất khu công nghiệp tăng nhanh, tuy nhiên giá đất khu công nghiệp hiện đang chỉ tăng 10% so với cùng kì.
Ngân hàng: các ngân hàng quốc doanh như VCB BID CTG khi được nới room sẽ được ưu tiên, năm ngoái 3 ngân hàng kia có hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng tư nhân sẽ có rủi ro là ôm những ngân hàng yếu kém hơn nếu nới room, ví dụ MBB có TIN ĐỒN ôm ngân hàng Oceanbank, điều này gây ảnh hưởng ngắn hạn.
Thủy sản: Thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng mới cho toàn ngành khi mở cửa hoàn toàn trở lại. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các biện pháp kiểm dịch của Trung Quốc vẫn tương đối nghiêm ngặt đối với hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và nước này vẫn chưa từ bỏ chiến lược Zero Covid. Vậy nên triển vọng đối với thị trường này là chưa rõ ràng. Tại Mỹ, thị trường này đã có mức tăng trưởng rất tốt trong 6 tháng đầu năm, giá xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh. Trong quý 3 và quý 4, dù diễn biến giá cá có thể tiếp tục giữ ở mức cao nhờ nhu cầu tăng vào dịp lễ hội cuối năm nhưng khó có thể vượt đỉnh quý 2. Còn ở châu Âu, thị trường này có triển vọng tích cực khi nguồn sản phẩm thay thế cá thịt trắng của Nga bị thắt chặt do chiến tranh Nga – Ukraine
Than: giá than thường bán theo một khung giá sẵn, không theo giá thị trường, nên thường đi theo biên lợi nhuận, sẽ ok hơn nếu đầu tư theo cổ tức.
Bán lẻ: Trong ngắn hạn, lạm phát gia tăng sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng nên tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây. Tại Việt Nam, ngành bán lẻ có tiềm năng lớn từ tăng trưởng GDP và tầng lớp trung lưu mạnh mẽ. Nhu cầu về điện thoại di động và máy tính xách tay vẫn tăng trưởng trong năm 2022, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với mức tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2021. Nhu cầu điện tử tiêu dùng dự kiến sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 1 con số thấp nhờ thu nhập hộ gia đình phục hồi, mặc dù có thể mất một thời gian vì phần thu nhập tăng có thể được ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu. Cụ thể hơn, MWG tăng khá tốt từ đáy, có thể đi ngang hết tháng 8. PNJ quý 3 có thể không còn bất ngờ, có thể sẽ không nhiều dư địa như MWG, hết câu chuyện mở rộng cửa hàng. FRT và DGW kì vọng iPhone 14, kì vọng vào quý 4 hơn.
Dệt may: đơn hàng yếu đến cuối năm, có thể cuối năm tích cực trở lại
Bảo hiểm: Theo thống kê, nhu cầu bảo hiểm trong những năm gần đây luôn có đà tăng trưởng cao, tăng trưởng 2 con số. Giai đoạn 2022 - 2025, ngành bảo hiểm Việt Nam được dự báo sẽ giữ vững được sức mạnh của mình. Ngoài ra, FED và NHNN Việt Nam đang có xu hướng nâng lãi suất. Đây sẽ là ngành được hưởng lợi trực tiếp nhiều nhất từ việc tăng lãi suất do doanh thu chính nằm ở hoạt động tài chính, dẫn đến lợi nhuận tăng cao. Rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm đến từ chi phí bồi thường tăng cao, đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người.
Bình luận