Bàn về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách BHXH theo nguyên tắc đóng- hưởng, để được hưởng các chế độ BHXH thì người tham gia phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH.
Đối với người lao động làm công hưởng lương thì trách nhiệm này thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động. Mức đóng BHXH dựa trên hai căn cứ là tỷ lệ đóng góp và tiền lương làm căn cứ đóng, tỷ lệ đóng góp về cơ bản là như nhau, khác biệt về mức đóng góp là do tiền lương. Vậy tiền lương đóng BHXH được quy định như thế nào, có phù hợp và có nên thay đổi hay không.
Ý nghĩa của việc quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
- Đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ
Đối với người lao động làm công hưởng lương, tiền lương đối với đại đa số người lao động là khoản thu nhập chính để nuôi sống bản thân và gia đình, khi xảy ra những rủi ro hay biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, hoặc mất việc làm, tiền lương của người lao động sẽ bị giảm hoặc mất, ảnh hưởng tới cuộc sống của không chỉ người lao động mà cả những người phụ thuộc. Khi tham gia BHXH, khoản tiền chi trả từ BHXH trong những trường hợp này sẽ giúp người lao động khắc phục khó khăn về tài chính, ổn định cuộc sống. Hơn nữa, khi quy định mức đóng theo tiền lương thì mức hưởng cũng được tính trên cơ sở tiền lương, do đó, về cơ bản, cuộc sống của người lao động và gia đình không bị quá xáo trộn.
- Đảm bảo công bằng giữa những người lao động trong đơn vị
Tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phụ thuộc vào mức độ cống hiến của người lao động cho đơn vị, ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng nhiều phúc lợi khác, trong đó có các loại hình BHXH, do đó, việc tính mức đóng dựa trên cơ sở tiền lương sẽ đảm bảo người nào có đóng góp cho đơn vị nhiều hơn thì được hưởng phúc lợi về BHXH nhiều hơn.
- Đảm bảo nguồn tài chính cho Quỹ BHXH
Đặc điểm của hoạt động bảo hiểm nói chung và BHXH nói riêng là chu trình hạch toán đảo ngược, có nghĩa là “giá thành” của sản phẩm được xác định trước, các chi phí phát sinh sau, hơn nữa thời hạn cân đối quỹ BHXH đối với một số chế độ có thời gian rất dài, chính vì vậy việc cân đối quỹ BHXH đối với chế độ BHXH dài hạn là phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mặt khác, để đảm bảo tính ổn định của chính sách và giúp người lao động tin tưởng vào chính sách BHXH, chính sách BHXH cần ổn định trong thời gian dài, đặc biệt là các cam kết về mức đóng và mức hưởng. Do đó, khi xác định mức đóng theo tỷ lệ so với tiền lương, chỉ cần quy định cố định tỷ lê đóng góp, khi tiền lương bình quân của xã hội tăng (do tang trưởng kinh tế) thì số tiền đóng góp vào quỹ BHXH cũng tăng theo.
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đối tượng tham gia và hưởng BHXH là công nhân viên chức nhà nước, quỹ BHXH chỉ do các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đóng góp theo tỷ lệ so với tổng quỹ tiền lương của đơn vị, phần còn lại do ngân sách nhà nước bù thiếu. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng đến người lao động ở tất cả các đơn vị sử dụng lao động, khi đó, tiền lương đóng BHXH được chia thành hai nhóm, nhóm đóng và hưởng theo thang bảng lương do nhà nước quy định và nhóm đóng đóng và hưởng theo mức lương do người sử dụng lao động quyết định.
Đối với nhóm đối tượng đóng và hưởng theo thang bảng lương do nhà nước quy định, tiền lương đóng BHXH bao gồm lương chính (lương ngạch bậc, cấp bậc, chức vụ, cấp hàm) và các loại phụ cấp, số lượng các loại phụ cấp có sự thay đổi theo thời gian, giai đoạn 1995-2006 gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp khu vực, giai đoạn 2007 đến nay thì chỉ còn ba loại phụ cấp, trừ phụ cấp khu vực.
Đối với nhóm đối tượng đóng và hưởng theo mức lương do người sử dụng lao động quyết định, giai đoạn 1995-2015, tiền lương đóng BHXH là mức tiền lương chính theo hợp đồng lao động, giai đoạn 2016-2017, bổ sung thêm các loại phụ cấp có tính chất lương, từ 2018 bổ sung thêm các khoản bổ sung khác. Tiền lương đóng BHXH từ năm 2007 có quy định về mức thấp nhất và cao nhất, thấp nhất bằng mức tiền lương tối thiểu chung/tiền lương cơ sở và cao nhất bằng 20 lần tiền lương tối thiểu chung/tiền lương cơ sở.
Việc thay đổi quy định về cơ cấu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là do một số lý do sau:
Tuy nhiên, việc quy định tiền lương đóng BHXH như hiện nay vẫn còn hạn chế là: (i) chưa có sự công bằng giữa người lao động đóng và hưởng BHXH theo thang bảng lương do nhà nước quy định (chỉ đóng 03 loại phụ cấp) và đóng và hưởng BHXH theo mức lương do người sử dụng lao động quy định (tất cả phụ cấp có tính chất lương và các khoản bổ sung); (ii) Tiền lương đóng BHXH còn thấp so với thu nhập thực tế, năm 2018, theo số liệu của BHXH Việt Nam, tiền lương đóng BHXH bình quân tháng là 5,097 triệu đồng, trong khi đó, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương là 5,77 triệu đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận