Bản tin thị trường hàng hóa ngày 28/04/2022
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04 sắc xanh tiếp tục phủ kín trên cả 4 nhóm hàng hóa đang được phép giao dịch tại Việt Nam. Giá các mặt hàng dầu thô tăng nhẹ khi lo ngại về nguồn cung sụt giảm tiếp tục là yếu tố chính dẫn dắt thị trường. Kết thúc phiên, giá dầu WTI tăng 0,31% lên 102,02 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,33% lên 104,95 USD/thùng.
Nhóm Nông sản
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04, giá Ngô tăng thêm 1,75% để đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Giá đậu tương tăng cao hơn 1,26%. Trong khi đó, giá lúa mì biến động trái chiều sau một số điều chỉnh kỹ thuật không đồng đều. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự tại Ukraine và tốc độ gieo trồng chậm ở Mỹ.
Giá ngô tăng cao trong phiên giao dịch hôm qua sau một đợt mua kỹ thuật. Nguyên nhân chính là do tốc độ gieo trồng mùa vụ 2022 vốn đã chậm chạp, có thể chứng kiến sự chậm trễ hơn nữa do thời tiết ẩm ướt nhiều hơn trong các tháng tới. Cuộc chiến ở Ukraine cũng hỗ trợ cho việc tăng giá của Ngô. Kỳ hạn tháng 7 tăng 13 cent lên 8,1450 USD.
Giá lúa mì biến động trái chiều và đóng cửa với mức giá giảm trong bối cảnh một số diễn biến kỹ thuật không đồng đều trong ngày hôm nay. Các hợp đồng lúa mì vụ đông có thể bị chốt lời, trong khi các hợp đồng lúa mì vụ xuân vững chắc do triển vọng trồng trọt trong mùa vụ này.
Trong khi đó, một cuộc tấn công tên lửa của Nga vào một cây cầu quan trọng ở khu vực Odessa của Ukraine khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc nước này rơi vào tình trạng khó khăn vì làm gián đoạn tuyến đường sắt chính đến các cảng của nước này trên sông Danube.
Nhóm Nguyên liệu công nghiệp
Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá cà-phê Arabica giảm mạnh 2,5% xuống 215,5 cents/pound và giá Robusta giảm 1,1% xuống 2.032 USD/tấn.
Giá cà-phê Arabica đã đạt mức thấp nhất trong vòng gần 1 tháng trở lại đây trước những lo ngại về triển vọng tiêu thụ toàn cầu. Mặc dù đón nhận những số liệu kinh doanh tích cực của hãng cà-phê nổi tiếng Costa Cafe ở khu vực châu Âu trong quý 1 vừa qua, các chuyên gia cho rằng khó có thể dự đoán được xu hướng tiêu thụ của mặt hàng này do các cuộc xung đột vũ trang hay dịch Covid-19 khiến người dân không thể đến văn phòng làm việc, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng tiêu thụ cà-phê.
Nhóm Kim loại
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04, các mặt hàng kim loại đồng loạt lao dốc, giá đồng và quặng sắt lấy lại sắc xanh.
Nhóm Năng lượng
Dòng tiền của giới đầu tư tăng nhẹ lên trên mức 4.500 tỷ đồng trước diễn biến tích cực của giá hàng hóa. Trong đó, năng lượng và nguyên liệu công nghiệp là 2 nhóm hàng nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong phiên hôm qua.
Giá các mặt hàng dầu thô tăng nhẹ khi lo ngại về nguồn cung sụt giảm tiếp tục là yếu tố chính dẫn dắt thị trường. Kết thúc phiên, giá dầu WTI tăng 0,31% lên 102,02 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,33% lên 104,95 USD/thùng.
Bất chấp đà phục hồi khi thị trường mở cửa, dầu thô chuyển sang xu hướng giằng co quanh vùng tham chiếu trong phần lớn phiên sáng.
Tuy vậy, lực mua có phần vượt trội hơn vào cuối phiên, khi Nga tạm thời cắt đứt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria và đòi hỏi các khách hàng thanh toán bằng đồng ruble. Thị trường đang chờ đợi các động thái tiếp theo của Liên minh châu Âu (EU) trước các đòi hỏi từ Nga.
Nếu các nước EU không tìm ra cách để đáp ứng yêu cầu của Nga, có khả năng thực sự EU sẽ bị cắt đứt nguồn cung năng lượng. Điều này sẽ đẩy giá các mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng, do EU sẽ phải tăng giá thu mua để có được nguồn cung thay thế. Giá khí tự nhiên dẫn đầu đà tăng của toàn nhóm năng lượng với mức tăng hơn 5% lên 7,34 USD/MMBtu.
Báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho dầu thương mại chỉ tăng 700.000 thùng trong tuần kết thúc 22/4, thấp hơn nhiều so số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) về mức tăng 4,8 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm lọc dầu như xăng và nhiên liệu chưng cất cũng tiếp tục xu hướng giảm.
Đối với nhóm nguyên liệu công nghiệp, giá dầu cọ thô tiếp tục bật tăng rất mạnh gần 10% lên mức đỉnh lịch sử, sau khi chính quyền Indonesia tiếp tục mở rộng chính sách cấm xuất khẩu mặt hàng này để kiềm chế lạm phát giá lương thực trong nước.
-------------------------------
Công ty CP đầu tư và công nghệ FTV – Thành viên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Tầng 11, tòa nhà ViwaSeen, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Website: hanghoa24.com
Hotline: 0983.668.883
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận