menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
SAIGON FUTURES Pro

Bản tin hàng hóa ngày 21/12: Giá đường chịu áp lực bán tháo trước làn sóng phong tỏa mới trên thế giới

Trong hôm qua thị trường hàng hóa giao dịch tương đối phân hóa giữa các mã hàng và giữa các nhóm hàng. Nhóm ngành nông sản chứng kiến việc tăng giá nhẹ của đậu tương và lúa mì, trong khi ngô giảm giá nhẹ. Trong khi đó, mối quan ngại việc biến chủng Covid-19 mới là Omicron có thể gây ra các lệnh lockdown trên toàn cầu đã tạo nên sức ép đối với giá dầu thô và giá đường.

Một số tin tức đáng chú ý:

- Theo số liệu từ CDC Hoa Kỳ, trong tuần vừa rồi (tính đến ngày 18/12), 73% số ca nhiễm Covid mới ở Mỹ là do biến chủng Omicron. Đồng thời, một loạt các thành phố lớn ở châu Âu như London, Paris và Rome đã huỷ bỏ các sự kiện cho đêm Giao thừa năm nay vì lo ngại biến chủng này. Cuối tuần qua, Hà Lan đã áp dụng tình trạng cách ly cộng đồng (lockdown) hoàn toàn đến hết cuối năm.

- Lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm vào thứ Hai do các nhà đầu tư vẫn tập trung vào chính sách của Fed và biến thể Omicron. Điều này đã kéo lợi suất xuống vào thứ Sáu. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm hơn 3 điểm cơ bản xuống 1.3716%. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm giảm chỉ dưới 3 điểm cơ bản xuống 1.7897%.

- Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Ấn Độ ngày 19/12 đã ra công văn đình chỉ việc giao dịch 7 loại hợp đồng tương lai, trong đó có lúa mì, dầu cọ, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương. Công văn này có hiệu lực ngay lập tức và có giá trị trong vòng 1 năm.

- Đồng peso và thị trường chứng khoán của Chile đã giảm vào thứ Hai sau chiến thắng của ông Gabriel Boric thuộc phe cánh tả trong cuộc bầu cử tổng thống Chile. Trong số các chủ trương của ông Boric mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là việc gia tăng gánh nặng thuế, tăng chi tiêu xã hội và cải cách hệ thống lương hưu.

- Thứ sáu tuần vừa rồi, các quỹ đầu tư là người mua ròng ngô (+2,500), đậu tương (+3,500), khô đậu (+4,500) và lúa mì (+2,000) nhưng lại bán ròng dầu đậu tương (-3,500).

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Bản tin hàng hóa ngày 21/12: Giá đường chịu áp lực bán tháo trước làn sóng phong tỏa mới trên thế giới
Thông tin chung: Biến chủng Omicron bắt đầu lây lan mạnh ở các nước châu Âu và Mỹ, đồng thời đã gây nên lệnh “lockdown” ở một vài nước đã tạo nên tâm lý hoang mang của nhiều nhà đầu tư đối với nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là dầu thô trên toàn cầu.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): Công ty con của tập đoàn nhập khẩu LNG lớn nhất Trung Quốc. CNOOC, đã đồng ý mua 3.5 triệu tấn/năm từ công ty Venture Global LNG của Mỹ, theo thông báo chung của 2 công ty ngày hôm qua 20/12.
Dầu thô: OPEC+ tuân thủ cắt giảm sản lượng dầu trong tháng 11 ở mức 117%, tăng từ 116% của tháng trước, cho thấy mức sản xuất của nhóm tiếp tục thấp hơn mục tiêu đã thống nhất ban đầu. Dữ liệu của Reuters cho thấy mức độ tuân thủ của 10 nước OPEC tham gia cắt giảm sản lượng đạt 122%, trong đó các nước ngoài OPEC tham gia đạt 107%.
Đánh giá: Tiêu cực

2. ĐƯỜNG

Bản tin hàng hóa ngày 21/12: Giá đường chịu áp lực bán tháo trước làn sóng phong tỏa mới trên thế giới
Biến chủng Omicron và các lệnh “lockdown” ở châu Âu khiến nhu cầu sử dụng đường sụt giảm. Đồng thời việc giá dầu sụt giảm cũng khiến cho giá ethanol giảm, gây sức ép lên giá đường do các nhà máy nghiền mía ở Brazil có thể chuyển sang sản xuất đường thay cho ethanol. Trong khi đó, các số liệu mới nhất tại Ấn Độ tính đến tuần kết thúc ngày 15/12 cho thấy: Sản lượng đường của Ấn Độ mùa vụ 2021/22 tính đến ngày 15/12 đạt 7.8 triệu tấn, tăng 0.46 triệu tấn so với cùng kì năm ngoái. Đồng thời, hơn 0.65 triệu tấn đường của mùa vụ 2021/22 đã được xuất khẩu ra khỏi Ấn Độ tính đến cuối tháng 11, so với 0.3 triệu tấn cùng kì năm ngoái. Mùa vụ nghiền mía đường của Ấn Độ thường kéo dài 8 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 5)
Đánh giá: Tiêu cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Bản tin hàng hóa ngày 21/12: Giá đường chịu áp lực bán tháo trước làn sóng phong tỏa mới trên thế giới
Xuất khẩu đậu tương tuần vừa qua giảm nhẹ so với tuần trước đó, đạt mức 61.7 triệu giạ. Lượng đậu tương xuất khẩu nằm ở mức thấp trong vùng dự đoán của các nhà đầu tư (55.1 triệu – 77.1 triệu giạ). Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu số một với 34.7 triệu giạ. Tổng lượng đậu tương xuất khẩu tích luỹ của mùa vụ 2021/22 ngày càng thấp hơn so cùng kì năm ngoái, với 997.6 triệu giạ.
Dữ liệu hải quan cho thấy hôm thứ Hai, nhập khẩu đậu tương trong tháng 11 của Trung Quốc từ Mỹ đã tăng 368.2% so với tháng trước lên 3.63 triệu tấn, khi khả năng xuất khẩu của Mỹ phục hồi sau khi bị gián đoạn bởi cơn bão Ida vào đầu năm nay. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 40% so với 6.04 triệu tấn trong cùng tháng năm ngoái, do nhu cầu yếu từ ngành thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc và sức cạnh tranh mạnh mẽ của đậu tương Brazil.
Đánh giá: Tích cực

4. LÚA MÌ

Bản tin hàng hóa ngày 21/12: Giá đường chịu áp lực bán tháo trước làn sóng phong tỏa mới trên thế giới
Xuất khẩu lúa mì của Mỹ giảm 21% so với tuần trước, đạt mức 7.8 triệu giạ. Lượng lúa mì xuất khẩu khá gần với mức thấp nhất trong vùng dự đoán của các nhà đầu tư (7.3 triệu – 14.7 triệu giạ). Mexico là nước nhập khẩu nhiều nhất, với 3.4 triệu giạ. Tổng lượng lúa mì xuất khẩu của mùa vụ 2021/22 ngày càng thấp hơn so với cùng kì năm ngoái, đạt mức 427.4 triệu giạ.
Tốc độ xuất khẩu lúa mì của Nga trong tuần tính đến ngày 16 tháng 12 tăng 40% so với tuần trước, với tổng con số xuất khẩu cho năm tiếp thị hiện đạt 20.4 triệu tấn. Xuất khẩu lúa mì trong tuần kết thúc vào ngày 16 tháng 12 là 1 triệu tấn, nâng tổng số xuất khẩu lên 20.4 triệu tấn nhưng vẫn thấp hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là nhà nhập khẩu lúa mì hàng đầu của Nga với khối lượng 4.3 triệu tấn khi nhập khẩu 200,000 tấn trong tuần thứ ba liên tiếp.

Công ty chuyên tư vấn về nông nghiệp Nga SovEcon dự đoán lượng lúa mì xuất khẩu của nước này trong tháng 12 sẽ đạt mức 143.3 triệu tấn và sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 9.

Đánh giá: Tiêu cực

5. NGÔ

Bản tin hàng hóa ngày 21/12: Giá đường chịu áp lực bán tháo trước làn sóng phong tỏa mới trên thế giới
Nhập khẩu ngô hàng tháng của Trung Quốc trong tháng 11 năm 2021 giảm 39.2% so với tháng trước do nhu cầu yếu và chi phí nhập khẩu cao hơn trong mùa thu hoạch của nước này hạn chế lợi ích nhập khẩu. Trung Quốc chỉ nhập khẩu 790,000 tấn ngô trong tháng 11, giảm 35.7% so với một năm trước đó và chạm mức thấp nhất trong 19 tháng qua, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGAC). Giá cước vận tải cao đã kéo chi phí nhập khẩu cao làm ảnh hưởng đến sự quan tâm của người mua hàng Trung Quốc trong việc thu mua ngô quốc tế.
Lượng ngô xuất khẩu của Mỹ đạt 39.4 triệu giạ tuần vừa qua. Mexico là nước nhập khẩu ngô từ Mỹ nhiều nhất, với 14 triệu giạ. Tổng lượng ngô xuất khẩu tích luỹ của mùa vụ 2021/22 đạt 445.4 triệu giạ, vẫn thấp hơn so với cùng kì năm ngoái nhưng đang dần tăng tốc.
Đánh giá: Tiêu cực

6. DẦU CỌ

Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu thực vật số một trên thế giới, tiếp tục nới lỏng chính sách nhập khẩu của mình đối với các sản phẩm từ dầu cọ đã qua tinh chế. Cụ thể, dầu cọ đã qua tinh chế, dầu cọ RBD, olein cọ RBD sẽ được áp dụng chính sách nhập khẩu tự do đến hết năm 2022 (hạn chót trước đó là hết năm 2021), theo thông báo từ Tổng cục Ngoại thương nước này.

Kể từ tháng 1 năm 2020, New Delhi đã đạt các sản phẩm từ dầu cọ tinh chế vào danh mục hạn chế nhập khẩu trong nỗ lực bảo vệ ngành công nghiệp lọc dầu của mình. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm nay, chính phủ đã nới lỏng chính sách nhập khẩu dầu cọ tinh chế để chống lạm phát thực phẩm và dầu thực vật.

Đánh giá: Tích cực

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
SAIGON FUTURES Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại