24HMONEY đã kiểm duyệt
14/12/2021
Bản tin hàng hóa ngày 14/12: Giá lúa mì ngược dòng tăng điểm trong phiên đầu tuần
Giác các loại hàng hóa cơ bản đang bắt đầu phản ánh cho tâm lý e dè của thị trường trước cuộc họp chính sách thường kỳ từ Fed. Nhóm nông sản, đặc biệt là ngô và đậu tương có sự điều chỉnh giảm bởi nhiều thông tin không mang tính ủng hộ cho thế giá lên, đáng chú ý là điều kiện thời tiết tại Nam Mỹ được cải thiện. Các họp đồng tương lai lúa mì được hỗ trợ bởi các lực mua kỹ thuật. Giá dầu thô và giá đường đang có nhiều phiên như cặp bài trùng đi song song với nhau trước lo ngại về biến chủng Covid
Một số tin tức chung đáng chú ý:
- Thị trường kỳ vọng trong cuộc họp FOMC trong tuần này Cục Dự trữ Liên bang có thể quyết định đẩy nhanh việc kết thúc chương trình mua trái phiếu và sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán rằng Fed sẽ tiến hành tăng tăng lãi suất ba đợt vào năm 2023 và 2024.
- Tác động của biến thể Omicron khiến áp lực lạm phát gia tăng và có thể kéo dài các vấn đề của chuỗi cung ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động. Lạm phát dự kiến sẽ không đạt đến đỉnh điểm cho đến tháng 3 năm sau, ngay khi Fed có khả năng sẽ hoàn thành việc thu mua trái phiếu của mình. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4.2% vào tháng 11, thấp hơn nhiều so với ước tính của Fed vào tháng 9 là 4.8% cho cuối năm.
- Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói rằng chuyến đi của bà tới châu Á vào tháng trước được thiết kế để “đánh giá khẩu vị” đối với các cuộc đối thoại kinh tế của các nước Châu Á. Bà cho biết mục đích là không chỉ thu hút sự tham gia của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore, Australia và New Zealand mà còn cả các nền kinh tế mới nổi như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Qua đó, thỏa thuận sắp tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực bao gồm điều phối chuỗi cung ứng, kiểm soát xuất khẩu và tiêu chuẩn cho trí tuệ nhân tạo.
1. NHÓM NĂNG LƯỢNG
Trong báo cáo Thị trường dầu thô hàng tháng của OPEC (MOMR), tổ chức này đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý đầu tiên của năm 2022, nhưng giữ nguyên dự đoán tăng trưởng cả năm. Dự kiến nhu cầu dầu thô cả năm 2021 sẽ đạt 5.65 triệu thùng lên mức 99.63 triệu thùng. Sang năm 2022 nhu cầu dầu thô thế giới sẽ tăng thêm 4.15 triệu thùng/ngày thêm 100.79 triệu thùng/ngày, đẩy tiêu thụ vượt qua mức trước đại dịch. Sản lượng tháng 11 của OPEC tăng 290,000 thùng/ngày lên 27.72 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là Ả Rập Xê-út và Iraq. Ngoài ra dự kiến nhu cầu dầu thô của OPEC cũng sẽ tăng lên trên thế giới cho năm 2022. Tồn kho dầu thô thương mại khối OECD trong tháng 10/2021 tăng thêm 9.9 triệu thùng/ngày lên 2.773 tỷ thùng, thấp hơn cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức trung bình 5 năm.
Các dự đoán trên đến từ việc thế giới sẽ không còn lo ngại nhiều về Covid-19 do đã dần quen và có thể thích nghi. Tuy nhiên trong ngắn hạn, các thông tin về dịch bệnh vẫn tác động lên tâm lý thị trường làm suy giảm giá dầu hôm thứ 2 khi Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, biến thể coronavirus Omicron gây ra nguy cơ rủi ro cao trên toàn cầu.
Cuộc họp tiếp theo của của nhóm OPEC + sẽ vào ngày 4 tháng 1 để quyết định về chính sách sản lượng của họ, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang căng thẳng. Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: “Thị trường dầu có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng dư nguồn cung đáng kể trong quý đầu tiên của năm 2022. Do đó, họ dự đoán giá dầu có khả năng giảm trong những tuần tới”.
2. ĐƯỜNG
Theo khảo sát và phân tích từ S&P Global, sản lượng đường ở vùng Trung Nam Brazil trong 2 tuần cuối tháng 11 giảm 67% so với cùng kì năm ngoái, xuống mức 142,000 tấn. Sản lượng đường sụt giảm chủ yếu do việc thiếu mưa cùng với giá rét tại Brazil và việc thiếu đổi mới trong khu vực trồng trọt.
3. ĐẬU TƯƠNG
Giá đậu tương giảm khoảng 2% do các áp lực bán kỹ thuật khi tình hình thời tiết thuận lợi đang diễn ra ở Nam Mỹ, trong khi Brazil đang chuẩn bị cho một mùa vụ phá kỉ lục về sản lượng. Công ty tư vấn Agrural cho biết điều kiện trồng đậu tương và phát triển cây trồng của Brazil vẫn thuận lợi trên khắp đất nước mặc dù gia tăng lo ngại về việc thiếu mưa ở miền Nam.
Ngoài ra, xất khẩu đậu tương của Mỹ tuần vừa qua khá ảm đạm, thấp hơn 26% so với năm ngoái và chỉ đạt 63.3 triệu giạ. Mức này thấp hơn tất cả những dự đoán từ các nhà đầu tư (69.8 triệu – 84.5 triệu giạ). Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu số một với 30.9 triệu giạ. Tổng lượng đậu tương xuất khẩu tích luỹ của mùa vụ 2021/22 ngày càng thấp hơn so cùng kì năm ngoái, với 935.0 triệu giạ.
Khô đậu tương cũng thu hút nhiều sự chú ý bởi đà tăng ấn tượng mà chủ yếu được thúc đẩy bởi sự lạc quan về xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu khô đậu tương Mỹ đã tăng 15% trong tuần kể từ ngày 2 tháng 12, theo báo cáo xuất khẩu của USDA.
4. LÚA MÌ
Tuần qua xuất hiện các thông tin về việc Trung Quốc mạnh tay hơn thu mua lúa mì và lúa mạch của Pháp cũng như ngô và lúa mạch của Ukraine. Từ 6 đến 10 tàu chở lúa mì của Pháp đã được Trung Quốc đặt hàng trong tuần này để vận chuyển từ tháng 1 đến tháng 3. Lúa mì Pháp hiện đang có giá hấp dẫn đối với người Trung Quốc sau khi giảm từ mức đỉnh. Điều này góp phần làm cho các số liệu xuất khẩu của Ukraine trở nên tích cực hơn, theo Bộ Nông nghiệp nước này thì tính đến nay Ukraine đã xuất khẩu 551.2 triệu giạ lúa mì và có thể đạt mức 900.2 triệu giạ cho mùa vụ 2021/22.
Nhưng mặc dù cùng là các quốc gia xuất khẩu khu vực Biển Đen với Ukraine nhưng Nga lại không có mức xuất khẩu tốt do tác động từ các biện pháp hạn chế của chính phủ. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, Nga đã xuất khẩu 983.4 triệu giạ lúa mì, thấp hơn 8.7% so với 10 tháng đầu tiên của năm 2020. Điều này bất chấp việc Nga có sản lượng lớn tương đối tốt trong vụ hiện tại. Công ty tư vấn nông nghiệp Nga IKAR dự kiến sản lượng lúa mì của Nga năm 2022/23 sẽ tăng 12% so với năm ngoái lên 2.82 tỷ giạ.
Tương tự như Nga, Mỹ cũng là quốc gia có mức xuất khẩu giả sút. Trong tối qua báo cáo ghi nhận, giao hàng lúa mì giảm nhẹ so với tuần trước, đạt mức 9.0 triệu giạ. Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất, với 2.3 triệu giạ. Tổng lượng lúa mì xuất khẩu của mùa vụ 2021/22 vẫn thấp hơn 17% so với cùng kì năm ngoái, đạt mức 418.7 triệu giạ.
5. NGÔ
Giá ngô hôm qua giảm khoảng 1% sau một vòng bán kỹ thuật bắt nguồn bởi việc thời tiết thuận lợi tại Nam Mỹ đã thúc đẩy tốc độ gieo trồng hạt giống tại Argentina và đồng thời làm tăng kì vọng về sự phục hồi trong sản xuất ngô của Brazil. Về mặt cơ bản, các thông tin này có thể tạo áp lực lớn đối với giá ngô, nhưng quán tính giảm điểm được hạn chế bớt bởi các số liệu giao hàng tốt từ Mỹ.
Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, xuất khẩu ngô tăng 5% so với tuần trước, lên mức 31.9 triệu giạ. Tuy nhiên mức này lại khá thấp so với dự đoán của các nhà đầu tư (27.6 triệu – 47.2 triệu giạ). Trung Quốc và Mexico là 2 nước nhập khẩu nhiều nhất với khoảng 10 triệu giạ mỗi nước. Tổng lượng ngô đã xuất khẩu kể từ đầu mùa vụ 2021/22 vẫn thấp hơn so với cùng kì năm ngoái.
Như vậy, trong ngắn hạn xuất khẩu ngô Mỹ đang có sự hồi phục nhưng tình từ đầu vụ vẫn đang gặp phải một số hạn chế cho vấp phải sự cạnh tranh đối với vụ mừa từ Ukraine cho khách hàng lớn nhất là Trung Quốc. Xuất khẩu ngô của Ukraina mùa vụ 2021/22 đã đạt 311 triệu giạ tính tới thời điểm hiện tại và ước tính có thể đạt mức 1.216 tỉ giạ, theo thông báo từ bộ nông nghiệp nước này. Tổng lượng ngô xuất khẩu tích luỹ của Ukraina đang cao hơn 21% so với cùng kì năm ngoái.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
Bình luận