Bản tin hàng hóa ngày 12/01: Giá ngô và đậu tương tăng nhẹ chờ báo cáo từ USDA
Thị trường hàng hóa có một phiên giao dịch rực rỡ trong sắc xanh khi các loại hàng hoá đều tăng điểm dẫn đầu là dầu thô. Giá các hợp đồng dầu thô được hỗ trợ khi hạn ngạch của 14 trong 18 thành viên OPEC+ không đạt mục tiêu sản xuất, bao gồm cả nhà sản xuất lớn nhất là Nga. Điều này thúc đẩy giá giá đường hồi phục.
Đối với nhóm nông sản, giá ngô và đậu tương tăng điểm do Conab cắt giảm ước tính sản lượng ngô và đậu tương vụ 2021/22. Lúa mì tăng điểm do các lực mua kỹ thuật trước dự đoán tồn kho quý 4 sụt giảm.
- Đồng thời, vị chủ tịch Jerome Powell cũng cho rằng nền kinh tế Mỹ không còn cần những tác động mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế, do đó việc nâng lãi suất lên bằng với mức trước đại dịch ở thời điểm nào đó sau khi hoàn thành quá trình thu mua trái phiếu vào tháng 3 là điều sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự tích cực trong bài phát biểu tối qua là Powell đã cho rằng việc tắc nghẽn nguồn cung và lạm phát sẽ được giảm bớt qua thời gian. Ngay sau lời phát biểu về quan điểm tích cực dành cho lạm phát so với các quan điểm gần đây Powell đưa ra, giá cả hàng hoá nhìn chung được hỗ trợ nhẹ.
1. NHÓM NĂNG LƯỢNG
Các nhà phân tích từ S&P Global cũng dự đoán thị trường sẽ thừa nguồn cung trong quý đầu tiên của năm 2022 nhưng năng lực sản xuất dự phòng của OPEC+ sẽ giảm xuống 800.000 thùng/ ngày vào tháng 6 nếu khối này duy trì mức tăng hạn ngạch hàng tháng, tạo ra một “vùng đệm thị trường mỏng trong nửa sau của năm”.
Theo số liệu từ báo cáo tồn kho từ viện Xăng dầu tư nhân Mỹ (API):
Tồn kho dầu thô so với tuần trước: -1.077 triệu thùng (tính từ đầu năm 2021 đã giảm 76 triệu thùng), tuy nhiên giảm nhẹ hơn tuần trước (-6.432 triệu thùng).
Tồn kho xăng dầu tăng tuần thứ hai liên tiếp so với tuần trước đó: +3.8 triệu thùng.
Tồn kho nhiên liệu chưng cất so với tuần trước: +3.035 triệu thùng (tuần trước là +4.34 triệu thùng)
Số liệu trên có tác động tích cực lên giá dầu thô. Tuy nhiên thông thường báo cáo API không có sức nặng quá nhiều lên thị trường dầu thô, thường được dùng để dự đoán xu hướng tồn kho của báo cáo EIA hàng tuần.
2. ĐƯỜNG
Khoảng 190 nhà máy đường ở Maharashtra, bao gồm 95 nhà máy hợp tác và 95 nhà máy tư nhân, đang ép mía trong mùa ép sắp tới. Tính đến ngày 9 tháng 1 năm 2022, đã sản xuất 536,89 vạn tạ đường bằng cách ép 547,09 vạn tấn mía với tỷ lệ thu hồi là 9.81%. Phân khu Kolhapur đang dẫn đầu trong tiểu bang với tỷ lệ thu hồi cao nhất với 11.15%. Các nhà máy ở đây đã sản xuất 145,96 vạn tạ đường bằng cách ép 130,94 vạn tấn mía.
3. ĐẬU TƯƠNG
Cụ thể, theo nguồn tin trên, sản lượng đậu tương của Paraguay mùa vụ 2021/22 được dự báo sẽ chỉ đạt 7 triệu tấn, giảm 30% so với mức 10 triệu tấn mà USDA đã đự báo trước đó. Xuất khẩu đậu tương của Paraguay cũng được dự báo sẽ chỉ đạt 6.35 triệu tấn, thấp hơn 0.25 triệu tấn so với dự đoán trước đó.
Trong khi đó, tính đến ngày 08/01, việc trồng đậu tương ở Brazil chỉ hoàn thành 98.8%, tăng 0.6% so với tuần trước nhưng thấp hơn 0.7% so với cùng kì mùa vụ trước, theo số liệu từ Conab. Cơ quan này cũng dự đoán sản lượng đậu tương của Brazil sẽ đạt 140.5 triệu tấn trong mùa vụ 2021/22, thấp hơn 2.3 triệu tấn so với dự đoán trước đó.
Theo ghi nhận từ Agricensus, biên lợi nhuận ép dầu đậu tương hiện tại tại Brazil là $75/ tấn, tăng đạt mức kỷ lục từ 2018 nhờ vào dự đoán mất mùa do thời tiết, tạo động lực cho các nhà ép dầu và xuất khẩu thu mua đậu tương giao ngay trong mùa thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên, phí bảo hộ (premium) FOB cho hàng xuất khẩu trong ngắn hạn lại không được gia tăng do hầu hết các bên nhập khẩu đã đặt mua khối lượng lớn từ trước. Phí premium cho các đơn giao vào tháng 3 đến tháng 6 thì lại được ghi nhận tăng đáng kể. Việc tăng phí premium ở Brazil có thể làm giảm nhu cầu mua đậu tương từ Trung Quốc, từ đó tác động tích cực lên đậu tương Mỹ sắp tới.
4. LÚA MÌ
Tuy nhiên, xuất khẩu lúa mì của Canada trong niên vụ 2021/22 (từ tháng 08/2021-07/2022) tính đến 02/01 chỉ đạt 5 triệu tấn, thấp hơn cùng kì niên vụ trước tới 41%.
Trong niên vụ 2020/21, Canada đã xuất khẩu 26.4 triệu tấn lúa mì. Bộ nông nghiệp và nông sản Canada dự đoán quốc gia này sẽ chỉ xuất khẩu khoảng 16.1 triệu tấn trong niên vụ 2021/22, trong khi dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ là 15 triệu tấn.
5. NGÔ
Báo cáo cập nhật ước tính sản lượng và tiêu thụ của Brazil vụ 2021/22 từ CONAB:
Ngô: 112.9 triệu tấn, giảm 3.7% so với báo cáo tháng 12 là 117.2 triệu tấn, tuy nhiên tăng 29.7% so với niên vụ trước. Con số trên tác động tích cực lên giá ngô, trước việc bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn tại phía nam (phía nam chiếm 40% sản lượng vụ 1).
Ngô vụ 1: 24.7 triệu tấn, giảm 14% so với ước tính tháng 12
Ngô safrinha vụ 2: 86.2 triệu tấn, +0% so với ước tính tháng 12
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận