menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Gia Cát Lợi Pro

Bản tin dầu WTI 28/9: Giá dầu tăng do nguồn cung thắt chặt

Giá dầu hôm thứ Hai tiếp tục tăng phiên thứ năm liên tiếp, dầu Brent ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 và hướng tới 80 USD, các nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung thắt chặt hơn do nhu cầu tăng ở các nơi trên thế giới.

- Dầu thô Brent tăng 1.44 USD, tương đương 1.8%, lên 79.53 USD/thùng, sau ba tuần tăng liên tiếp. Dầu thô giao sau của Mỹ tăng 1.47 USD, tương đương 2%, lên 75.45 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7, sau khi tăng tuần thứ năm liên tiếp.

- Goldman Sachs tăng dự báo cuối năm dầu thô Brent lên 10 USD, đạt 90 USD/thùng. Nguồn cung toàn cầu đã thắt chặt do nhu cầu nhiên liệu phục hồi nhanh chóng từ sự bùng phát của biến thể Delta và cơn bão Ida ảnh hưởng đến sản xuất của Hoa Kỳ.

- Bị kìm hãm bởi nhu cầu phục hồi, các thành viên của OPEC+ đã gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng do tình trạng thiếu đầu tư hoặc trì hoãn bảo trì kéo dài do đại dịch. Những hạn chế về nguồn cung của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm tăng giá dầu, vì tình trạng ngừng hoạt động do bão Ida vẫn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung của Hoa Kỳ trong quý đầu tiên của năm 2022.

- Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức trước đại dịch vào đầu năm sau khi nền kinh tế phục hồi, mặc dù công suất lọc dầu dự phòng có thể ảnh hưởng đến triển vọng, các nhà sản xuất và kinh doanh cho biết tại một hội nghị ngành.

- Chủ tịch Hess Corp Greg Hill cho biết, nhu cầu toàn cầu sẽ tăng lên 100 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 hoặc trong quý đầu tiên của năm 2022. Theo IEA, thế giới đã tiêu thụ 99.7 triệu thùng/ngày vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 tác động đến các hoạt động kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.

- Tại Ấn Độ, nhập khẩu dầu đã đạt mức cao nhất trong ba tháng vào tháng 8, phục hồi từ mức thấp nhất trong gần một năm chạm vào tháng 7, khi các nhà máy lọc dầu tại nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai tích trữ với dự đoán nhu cầu cao hơn.

- Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) đã lên kế hoạch cung cấp toàn bộ khối lượng tất cả các loại dầu thô cho các khách hàng ở châu Á vào tháng 12, một số nguồn thạo tin cho biết hôm thứ Hai. Họ cho biết đây sẽ là lần đầu tiên kể từ sau đợt giảm giá dầu vào quý 2 năm ngoái khi đại dịch COVID-19 tàn phá nhu cầu mà ADNOC không thực hiện bất kỳ đợt cắt giảm nguồn cung nào.

OPEC+ gặp khó khăn trong việc bơm thêm dầu để đáp ứng nhu cầu gia tăng

- OPEC+ lại phải vật lộn để bơm đủ dầu vào tháng 8 để đáp ứng nhu cầu toàn cầu khi các nước phục hồi sau đại dịch COVID-19, việc này có khả năng làm tăng thêm áp lực lên giá dầu.

- Một số thành viên OPEC+ như Nigeria, Angola và Kazakhstan đã phải vật lộn trong những tháng gần đây để tăng sản lượng do nhiều năm đầu tư thấp hoặc việc bảo trì bị đại dịch COVID-19 trì hoãn. Gian lận và cố tình khai thác dầu nhiều hơn mức mục tiêu đề ra đã là một trong những vấn đề chính của OPEC nhưng tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây khi đầu tư đổ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.

- Bất chấp sự gia tăng năng lượng tái tạo, thế giới vẫn đang tiêu thụ lượng dầu thô gần kỷ lục, điều này sẽ gây thêm áp lực lên Ả-rập Xê-út và các nhà sản xuất vùng Vịnh hàng đầu khác của OPEC trong việc bơm thêm dầu trong những năm tới. Việc một số thành viên không thể nâng sản lượng lên mức đã thỏa thuận cho thấy cách biệt nguồn cung có thể gia tăng khi nhóm tiến hành kế hoạch tăng sản lượng hàng tháng để giải phóng phần còn lại của việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục được thực hiện vào năm 2020.

- Điều này có thể làm tăng gánh nặng cho các nhà sản xuất hàng đầu như Ả-rập Xê-út nếu nhu cầu bắt đầu thực sự phục hồi và vượt quá mức trước đại dịch, điều mà các nhà dự báo cho rằng có thể xảy ra ngay trong quý 2 năm sau. Đầu tháng này, Tổ chức OPEC+, đã đồng ý tăng mục tiêu sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày vào tháng 10.

- Dữ liệu sản xuất trong tháng 8 cho thấy các nhà sản xuất không đủ là Nigeria và Angola, thành viên OPEC châu Phi và Kazakhstan, thành viên không thuộc OPEC. Việc thiếu đầu tư, thiếu thăm dò và sự rút lui của một số công ty khai thác dầu mỏ, đã cản trở nỗ lực nâng cao sản lượng của Angola và Nigeria, một vấn đề được cho là sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Tây Phi trong tương lai gần. Hoạt động sản xuất của Kazakhstan bị cản trở chủ yếu do việc bảo trì mỏ tại mỏ khai thác dầu lớn nhất Tengiz, kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9.

- Bộ trưởng OPEC dầu mỏ Iraq Ihsan Abdul Jabar, hôm Chủ nhật cho biết OPEC+ dự kiến sẽ tuân theo thỏa thuận sản xuất hiện tại mà họ sẽ đáp ứng tới "nếu giá cả vẫn ổn định". Điều này có nghĩa sản lượng sẽ tăng thêm 400,000 thùng/ngày trong ít nhất tháng 11.

- Quan điểm này được lặp lại bởi Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei, người đã nói với các phóng viên bên lề hội nghị Gastech ở Dubai hôm thứ Ba rằng ông không cần phải thay đổi thỏa thuận hiện tại.

Góc nhìn kỹ thuật

Dầu WTI kỳ hạn tháng 11.2021 (Hình minh họa biểu đồ)

Bản tin dầu WTI 28/9: Giá dầu tăng do nguồn cung thắt chặt

- Giá dầu WTI đã tăng mạnh trong những tuần qua do nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng mạnh sau mở cửa kinh tế và nguồn cung không đủ đáp ứng cho nhu cầu ở hiện tại và tương lai gần.

- Xu hướng chính của dầu WTI trong ngắn, trung và dài hạn đang là tăng mạnh nên nhà đầu tư hãy tìm kiếm những vị thế mua thì sẽ an toàn hơn.

- Hiện tại thì vẫn chưa biến chính xác rằng giá cầu WTI có thể tăng đến bao nhiêu nên có thể tạm lấy mốc giá tròn 80 là mốc gần nhất cho giá dầu WTI, vì thực tế theo các chuyên gia quốc tế dự đoán giá dầu WTI còn có thể tăng lên đến mốc 90 trong thời gian tới.

- Hiện tại thì dầu WTI vẫn chưa có dấu hiệu cho sự điều chỉnh giảm. Nên nếu muốn an toàn hơn thì nhà đầu tư hãy tiếp tục chờ đợi xuất hiện một con sóng điều chỉnh giảm ngắn hạn về các vùng 74.50 – 75.20 và sâu hơn là vùng 72.85 – 73.50 và xuất hiện tín hiệu tăng giá trở lại, để vào vị thế mua thì sẽ an toàn hơn.

- Hoặc trong quá trình điều chỉnh giảm về vùng cân bằng thì giá dầu WTI sẽ tạo nên một nền giá hỗ trợ mới thì lúc đó vào vị thế mua thuận xu hướng sẽ an toàn hơn.

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi.

Quý NĐT có nhu cầu tìm hiểu thị trường Hàng hóa, vui lòng liên hệ hotline: 0797187779, link Telegram. Hoặc truy cập website: https://dautuhanghoa.vn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Gia Cát Lợi Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả