Bạn có khả năng "kháng thương" thế nào?
Hầu như mọi người ai cũng có mức độ "kháng thương"- thuật ngữ mà tôi đề xuất dịch từ "anti-fragile" của Nassim Taleb, tác giả của "Thiên Nga Đen" nổi tiếng- nhưng ở các mức độ khác nhau.
Những ngày này người ta vẫn thường hay nhắc đến học giả gốc Ả rập controversial, người thường gọi đám học giả tháp ngà là "The Intellectual Yet Idiot" (Trí thức mà Ngu) về những tiên đoán của ông về một hệ thống dễ tổn thương (fragile) như kinh tế.
Theo Blomberg, một quỹ phòng hộ rủi ro được tư vấn bởi Nassim Taleb có tỷ suất lợi nhuận 3.612% vào tháng 3/2020 bất chấp tình hình sụt giảm giá cổ phiếu. Chiến lược đầu tư và phòng hộ rủi ro của Taleb theo đánh giá chủ tịch Universa Investments, công ty quản lý quỹ này, đã mang lại kết quả tốt.
Tài chính định lượng (quantitative finance) nghiên cứu về các hệ thống ra quyết định trong thời gian có những biến động lớn ("thiên nga đen" xuất hiện) và những biến động ngẫu nhiên (randomness) cũng như thông tin không đầy đủ, không chắc chắn để từ đó có những quyết định đầu tư trong tình hình biến động như hiện nay. Trong một cuộc suy thoái vẫn có những người hưởng lợi lớn trong khi đại đa số khủng hoảng.
Trong tự nhiên và cả trong xã hội, có 2 hệ thống với đặc điểm:
Nếu biến đông càng nhiều thì hệ thống càng dễ đổ vỡ và sụp đổ: đây là đặc điểm của hệ thống fragile, dễ tổn thương.
Nếu biến động càng lớn thì càng có lợi: đây là đặc điểm của hệ thống anti-fragile, kháng thương.
Các hệ thống nhân tạo như các thiết chế tài chính, các chế độ chính trị đều có đặc tính dễ đổ vỡ, tổn thương (fragile) khi có những biến động lớn vì vậy giới lãnh đạo cần những ổn định, không thích cải cách, ghét những cuộc cách mạng nhưng giới đầu cơ lại rất thích tình trạnh này.
Quy luật vũ trụ có định luật 2 nhiệt động lực học và khái niệm Entropy (chỉ số đo mức độ hỗn loạn của hệ thống). Tóm tắt mọi hệ thống kín, đóng đều hướng đến việc tăng Entropy và dẫn đến hỗn loạn, suy đồi hay nói chung bất kể hệ thống nào rồi cũng đi đến chung cuộc, suy tàn. Không hề có khái niệm "muôn năm trường trị" như mong ước của nhà cai trị.
Thế nhưng, hệ thống có thể làm chậm quá trình suy sụp bằng cách thêm các trao đổi với bên ngoài, mở rộng một ít không gian cho nhóm đối nghịch, thỉnh thoảng tạo những "biến động" nho nhỏ nhưng chú ý không để vượt ngưỡng vì hệ thống fragile rất dễ đổ vỡ với biến động lớn. Nói cách khác, tăng thêm sự kháng thương cho hệ thống bằng cách tiếp xúc với những yếu tố căng thẳng (stressors), các biến động nhỏ (small fluctuations) để tăng ngưỡng chịu đựng của hệ thống và tập dợt các tình huống chống lại sự suy sụp.
Kháng thương có thể áp dụng trong đời sống rất hay. Bạn có thể áp dụng nó ví dụ như tăng cường tập thể dục, đó là một cách gây những căng thẳng ở mức chịu đựng được cho cơ thể và huấn luyện cơ thể trở thành dẻo dai và "kháng thương" trong tương lai.
Một biện pháp khác là intermittent fasting, có cơ sở khoa học được công nhận gần đây mặc dù các truyền thống tâm linh đã thực tập hàng ngàn năm nay. Đó là việc nhịn một thời gian đủ lâu, "bỏ đói" cơ thể để tập dược làm quen với nghịch cảnh.
Còn vài cách kháng thương khác khá độc đáo mà bác Đào chỉ có thể chia sẻ với thân hữu.
Chúc các bạn có được mức độ kháng thương ngày càng mạnh mẽ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận