menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Văn Hà

Bạn có đang mắc chứng 'rối loạn tiền bạc' ?

Rối loạn tiền bạc khiến một người tiết kiệm quá mức hoặc tiêu vô tội vạ dù thực tế tài chính không phải như vậy.

Danielle Desir Corbett, chuyên gia tài chính cá nhân và người dẫn chương trình podcast "The Thought Card" ở Mỹ, cho biết chứng rối loạn tiền bạc là khi bạn có cái nhìn sai lệch hoặc méo mó về tài chính.

Theo Corbett chứng rối loạn tiền bạc có thể do nhiều lý do như khủng hoảng do tiền bạc trong quá khứ, áp lực xã hội hoặc có thể bắt nguồn sâu xa từ quá trình nuôi dạy thời thơ ấu.

Một khảo sát gần đây của Credit Karma cho thấy 29% người Mỹ gặp chứng rối loạn tiền bạc, trong đó, 43% Gen Z và 41% thế hệ Millennials cho biết họ gặp phải chứng rối loạn tiền bạc, so với 25% Gen X (42-57 tuổi) và 14% những người từ 59 tuổi trở lên.

Dasha Kennedy, thành viên hội đồng chăm sóc sức khỏe tài chính tại National Debt Relief, cho biết rối loạn tiền bạc là thuật ngữ mới nhưng cảm giác thì không. "Nhiều người thấy bất an về tài chính trong một thời gian dài mà không biết gọi tên nó là gì. Bây giờ, bằng cách đặt tên thì việc hiểu và giải quyết những cảm xúc này sẽ dễ dàng hơn'', Kennedy nói.

Bạn có đang mắc chứng 'rối loạn tiền bạc' ?
Ảnh minh họa: Getty/Metro

Dấu hiệu của chứng rối loạn tiền bạc

Elizabeth Ayoola, chuyên gia tài chính cá nhân tại công ty NerdWallet, cho biết chứng rối loạn tiền bạc thường khiến mọi người tiết kiệm quá mức vì thấy mình tụt hậu so với các bạn cùng lứa hoặc bội chi vì nghĩ mình an toàn về tài chính nhưng thực tế không phải vậy.

Nếu mắc chứng rối loạn tiền bạc, bạn cũng có thể có những cảm xúc mạnh mẽ khi thấy bạn bè đạt được các cột mốc tài chính. Những cảm giác buồn bã, lo lắng, căng thẳng, thất vọng, không xứng đáng hoặc quá tự tin có thể dẫn đến những hành vi gây tổn hại đến sức khỏe tài chính, chẳng hạn chi tiêu quá mức cho một kỳ nghỉ.

Các chuyên gia nêu một số dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn tiền bạc là kiểm tra số dư ngân hàng một cách ám ảnh, tránh thảo luận tài chính, so sánh với người khác, nhận thức lệch lạc về sự giàu có, sợ bị hủy hoại tài chính, chỉ trích quá mức các quyết định tài chính và căng thẳng về tài chính trong tương lai.

Đặc biệt, những người trẻ có xu hướng gắn cảm xúc về tình hình tài chính với những gì họ thấy và thể hiện trên mạng xã hội, ngay cả khi điều đó không thực tế. Nhiều người tránh giải quyết hoặc tìm sự trợ giúp cho khoản nợ, làm thúc đẩy vòng bất ổn tài chính.

Theo Kennedy, rối loạn tiền bạc còn có thể làm căng thẳng các mối quan hệ và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Cách đối phó với chứng rối loạn tiền bạc

Bạn cần có cái nhìn trung thực về tài chính, đặt mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch và quan trọng nhất là luôn để mắt tới tài chính,

Nếu mục tiêu của bạn là tích lũy tiền tiết kiệm, hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra có thể dành chỗ tiết kiệm ở đâu trong ngân sách. Từ đó, bạn lên lịch thanh toán tự động từ lương để có trách nhiệm hơn và tăng dần tiền tiết kiệm.

Bạn cần đặt mục tiêu tài chính thực tế và tìm các nguồn tài nguyên hữu ích cho giáo dục tài chính cá nhân. Hãy cân nhắc tìm sự hướng dẫn chuyên nghiệp từ nhà lập kế hoạch tài chính hoặc nhà trị liệu.

Desir-Corbett khuyên cách đơn giản hơn là kết nối với người bạn thân thiết có thể đưa ra lời khuyên, cổ vũ hay trách mắng khi bạn sai lầm. Bạn cũng nên hủy theo dõi các tài khoản mạng xã hội gây bất an về tài chính. Cần dành thời gian nghe podcasst về tài chính cá nhân hoặc đọc sách tăng kiến thức, đặc biệt là về các lĩnh vực dễ bị tổn thương.

Ayoola cho rằng nên xem xét thu nhập và chi phí để xem dòng tiền là tích cực hay tiêu cực. Một cách khác là tập trung đo lường thành tích dựa trên tiến độ đạt được các mốc tài chính của chính mình thay vì so sánh với người khác.

Dù sự so sánh có thể lành mạnh trong một số trường hợp, nhưng mỗi người đều có tài chính khác nhau nên so sánh có thể gây hại nhiều hơn có lợi.

Muốn có mối quan hệ lành mạnh hơn với tiền bạc, Kennedy khuyên nên rèn luyện lòng từ bi với bản thân. Hãy hiểu việc chi tiêu cho những thứ cần thiết và những thứ mang lại niềm vui là bình thường. Thận trọng về tài chính là tốt, nhưng không phải khi nó làm tổn hại đến hạnh phúc của bạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả