menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Ngọc Mai

Bám trụ chung cư... chờ sập

Ở Hà Nội nhiều người vẫn quyết bám trụ tại các chung cư (tập thể) cũ nát được cảnh báo nguy hiểm cấp độ D, tức "có thể sụp đổ bất cứ lúc nào", cho dù thành phố đã cho di dời để phá dỡ, xây dựng lại, khiến nhiều người phát hoảng và cảm thấy khó hiểu cho sự liều lĩnh này.

Chuyện khó hiểu và liều lĩnh đó đang diễn ra tại nhà tập thể G6A Thành Công (quận Ba Đình). Bằng mắt thường quan sát bên ngoài đã thấy nhà G6A Thành Công có nhiều vết nứt, bong tróc khắp nơi, từ tường cho tới cầu thang. Chưa kể trong quá trình sử dụng, cư dân còn đục phá để cải tạo, cơi nới.

Liên quan đến nhà G6A Thành Công, từ năm 2016, UBND quận Ba Đình đã di dời người dân khỏi chung cư nguy hiểm này. Thế nhưng đến nay, chỉ có 28 trong tổng số 49 hộ di dời, số còn lại vẫn quyết bám trụ.

Lý do chính khiến những hộ dân chưa chịu di dời khỏi chung cư "chờ sập" là chưa đồng tình với phương án di dời mà chính quyền phường, quận đưa ra. Họ lo di dời rồi thì không biết khi nào và có thể trở lại nơi đây sau khi xây dựng mới hay không…

Những lo lắng của người dân không phải không có cơ sở bởi cần nhiều thủ tục, nhiều thời gian mới có thể phá dỡ nhà cũ, xây nhà mới. Theo quy định tại Nghị định 69 về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, các bước theo trình tự phải là: Lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, UBND thành phố ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, các nhà đầu tư lập phương án tái định cư phù hợp với quy hoạch đã được duyệt và các quy định… Trong khi, với nhà G6A Thành Công mới dừng ở bước đầu tiên. 7 năm kể từ khi bắt đầu tổ chức di dời khỏi chung cư cũ mà việc xây dựng lại vẫn dừng ở bước đầu tiên thì liệu bao giờ tòa nhà mới được xây dựng lại tại vị trí đắc địa "đất vàng" này?

Với trách nhiệm lo sự an toàn của người dân, chính quyền địa phương mới đây đã buộc phải quây kín tôn quanh nhà G6A Thành Công và cho biết sẽ cưỡng chế nếu những người "bám trụ" không tự di dời.

Dùng biện pháp hành chính có thể buộc người dân rời khỏi chung cư cũ nát, nguy hiểm, song điều này có thể gây băn khoăn cho việc cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ ở Hà Nội. Theo thống kê, Hà Nội hiện có 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954, hầu hết đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều chung cư cũ xuống cấp trầm trọng.

Ở không ít những chung cư "chờ sập", trải qua nhiều cuộc trao đổi, đối thoại giữa chính quyền các cấp với cư dân tòa nhà chung cư vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, hay nói cách khác chưa tìm được "điểm chung" hài hòa lợi ích giữa ba bên chính quyền địa phương - cư dân - chủ đầu tư. Mà khi chưa có được điểm chung này, thì còn tình trạng cư dân quyết "bám trụ" ở những chung cư cũ nát, nguy hiểm rình rập và chính quyền lại buộc phải quây tôn như với nhà G6A Thành Công.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
4 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại