Bài toán khó giải của Châu Âu khi rời Nga
Châu Âu phải chống Nga kịch liệt nhưng châu lục này cũng không thể yên ổn nếu thiếu năng lượng Nga. Đây là nghịch lý không thể hóa giải.
Tạo hóa ban cho người châu Âu nền tảng khoa học công nghệ đồ sộ, họ phát minh sáng tạo đủ thứ để dẫn dắt thế giới nhiều thế kỷ nay. Cho đến khi nền công nghiệp sử dụng dầu mỏ trở nên phổ biến thì châu lục này mới lộ ra điểm yếu.
Người châu Âu chính là chủ nhân của động cơ đốt trong, cần có năng lượng hóa thạch để hoạt động, nhưng nghịch lý thay trữ lượng dầu mỏ ở châu Âu không đáng kể.
Hơn 1 thế kỷ qua, châu Âu chật vật tìm nguồn cung ở bên ngoài, và cuối cùng chỉ có Nga là đối tác thích hợp nhất. Nga là mảnh ghép năng lượng hoàn hảo nhất mà “lục địa già” tìm thấy.
Dù đồng quan điểm với Mỹ về vấn đề ngăn chặn Nga, nhưng nhiều đời Thủ tướng Đức vẫn duy trì hợp tác năng lượng với Moscow. Bà Angela Merkel đã làm được việc cực kỳ khó, cùng Nga xây đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”, nâng gấp đôi lưu lượng vận chuyển Nga - châu Âu.
Nếu biến động chính trị, ngoại giao, quân sự không xảy ra, Nga và châu Âu hoàn toàn có thể gác lại bất đồng để chung sống ấm áp cùng có lợi cho đôi bên. Dĩ nhiên, Washington không muốn mối quan hệ này tốt lên, bởi Nhà trắng không muốn gãy mất cánh tay đắc lực.
Khi Nga nổ súng tấn công Ukraine, phần còn lại của châu Âu đứng trước lựa chọn khó khăn: nên hay không cấm vận dầu mỏ và khí đốt của Nga? Dưới sự thúc ép từ Mỹ, Brussels đi đến quyết định mạnh bạo. Như ngồi trên lưng hổ, Châu Âu liên tiếp tung ra các lệnh cấm vận, làm sụp đổ toàn bộ di sản ngoại giao Nga - châu Âu xây dựng nhiều trăm năm nay, trong đó quan hệ năng lượng trở về con số 0.
Năng lượng Nga là yếu tố hàng đầu giúp ổn định châu Âu
Tổng thống Biden cố liên lạc với lãnh đạo Venezuela, Saudi Arabia và Iran để đàm phán, gỡ bớt cấm vận để các nước trong top 10 giếng dầu lớn nhất hành tinh tăng thêm sản lượng cứu châu Âu. Cho đến nay, chỉ duy nhất nước Đức bắt tay thành công với UAE giải quyết an ninh năng lượng một phần.
Nhưng còn khoảng 40 quốc gia còn lại ở châu Âu đối diện với bài toán không thể giải. Dùng than đá thay thế là không thể, sẽ phá vỡ cam kết COP26, đưa châu lục này thụt lùi về vài trăm năm trước.
Năng lượng hạt nhân của Châu Âu dư sức tạo ra sản lượng điện thay thế dầu mỏ và khí đốt, nhưng thảm họa Chernobyl tháng 4/1986 khiến loài người tỉnh thức tránh xa bóng ma chết chóc này.
Các cường quốc hạt nhân như Pháp, Đức, Ý đã đóng cửa phần lớn các nhà máy điện hạt nhân, vì sự có mặt của nó trên lãnh thổ không khác gì quả bom hẹn giờ, dễ trở thành mục tiêu tấn công khi xung đột vũ trang xảy ra.
Mặt khác, việc phát triển các dự án hạt nhân cũng kéo theo sự phụ thuộc mới vào Washington, khi rất nhiều nước châu Âu phải nhập khẩu nguồn uranium làm giàu từ Mỹ.
Có thể thấy, hợp tác năng lượng Đức - UAE chỉ là tình thế bắt buộc với nền kinh tế lớn nhất EU, đây là nguồn năng lượng đắt đỏ hơn rất nhiều. Nếu đa dạng nguồn cung từ châu Phi, bài toán về giá, giảm cạnh tranh kinh tế là không thể giải quyết.
Ngăn cản Nga thì không thể không làm, trong khi năng lượng cần duy trì thường trực. Liệu châu Âu có thể xoay xở trước mỗi mùa đông cao điểm mãi mãi như thế?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận