24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Quang Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bài học xử lý thông tin trong khủng hoảng nhìn từ vụ Ngân hàng SVB sụp đổ

Sau khi Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) sụp đổ, các bên bắt đầu đổ lỗi lẫn nhau. Theo kênh CNN, những người làm trong lĩnh vực công nghệ đang chỉ trích Giám đốc điều hành SVB, ông Greg Becker vì đã để SVB trở thành ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ bị sụp đổ.

Một nhân viên làm trong bộ phận quản lý tài sản của SVB đã sốc khi ông Becker công khai thừa nhận mức độ rắc rối tài chính của ngân hàng rồi tự mình sắp xếp các hỗ trợ tài chính cần thiết để vượt qua khó khăn. Điều này đã dẫn tới sự hoảng loạn xảy ra sau đó khi khách hàng tranh nhau rút tiền ra khỏi SVB. Nhân viên này cho rằng việc minh bạch trong động thái trên là “hoàn toàn ngu ngốc”.

Trước đó, tối 8/3, ông Becker và nhóm lãnh đạo đã thông báo rằng họ hi vọng huy động được 2,25 tỷ USD vốn cũng như 21 tỷ USD tiền bán tài sản - động thái khiến SVB lỗ 1,8 tỷ USD.

Tin tức đó đã gây ra làn sóng sợ hãi khắp Thung lũng Silicon, nơi mà SVB đóng vai trò là người cho vay chính đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Nhiều công ty trong số đó đã hoảng sợ và chỉ trong ngày 9/3 đã rút ra 42 tỷ USD khi cổ phiếu của SVB giảm 60%.

Một người tại SVB cho biết: “Mọi người bị sốc trước sự ngớ ngẩn của Giám đốc điều hành. Bạn đã kinh doanh được 40 năm và bạn đang nói với tôi rằng bạn không thể huy động 2 tỷ USD một cách âm thầm à?”

Ông Becker đã xin lỗi nhân viên về tình huống này trong một video. Ông nói: “Tôi ở đây để gửi thông điệp này với một tâm trạng rất nặng nề”.

Ông Jeff Sonnenfeld tại Trường Quản lý Yale, cho rằng ban lãnh đạo của SVB xứng đáng bị chỉ trích vì hành động cẩu thả, thiếu hiểu biết.

Theo các chuyên gia, SVB không cần thiết phải thông báo huy động vốn 2,25 tỷ USD vì ngân hàng này có đủ vốn vượt xa yêu cầu quy định. Hơn nữa, SVB cũng không cần phải tiết lộ khoản lỗ 1,8 tỷ USD cùng lúc đó. Hai thông tin xấu này đã gây ra cơn hoảng loạn lan rộng. Thay vào đó, SVB nên đưa ra hai thông báo cách nhau một hay hai tuần và giảm mức độ nghiêm trọng.

Một nhân viên làm trong bộ phận quản lý tài sản của SVB đã sốc khi ông Becker công khai thừa nhận mức độ rắc rối tài chính của ngân hàng rồi tự mình sắp xếp các hỗ trợ tài chính cần thiết để vượt qua khó khăn. Điều này đã dẫn tới sự hoảng loạn xảy ra sau đó khi khách hàng tranh nhau rút tiền ra khỏi SVB. Nhân viên này cho rằng việc minh bạch trong động thái trên là “hoàn toàn ngu ngốc”.

Trước đó, tối 8/3, ông Becker và nhóm lãnh đạo đã thông báo rằng họ hi vọng huy động được 2,25 tỷ USD vốn cũng như 21 tỷ USD tiền bán tài sản - động thái khiến SVB lỗ 1,8 tỷ USD.

Tin tức đó đã gây ra làn sóng sợ hãi khắp Thung lũng Silicon, nơi mà SVB đóng vai trò là người cho vay chính đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Nhiều công ty trong số đó đã hoảng sợ và chỉ trong ngày 9/3 đã rút ra 42 tỷ USD khi cổ phiếu của SVB giảm 60%.

Một người tại SVB cho biết: “Mọi người bị sốc trước sự ngớ ngẩn của Giám đốc điều hành. Bạn đã kinh doanh được 40 năm và bạn đang nói với tôi rằng bạn không thể huy động 2 tỷ USD một cách âm thầm à?”

Ông Becker đã xin lỗi nhân viên về tình huống này trong một video. Ông nói: “Tôi ở đây để gửi thông điệp này với một tâm trạng rất nặng nề”.

Ông Jeff Sonnenfeld tại Trường Quản lý Yale, cho rằng ban lãnh đạo của SVB xứng đáng bị chỉ trích vì hành động cẩu thả, thiếu hiểu biết.

Theo các chuyên gia, SVB không cần thiết phải thông báo huy động vốn 2,25 tỷ USD vì ngân hàng này có đủ vốn vượt xa yêu cầu quy định. Hơn nữa, SVB cũng không cần phải tiết lộ khoản lỗ 1,8 tỷ USD cùng lúc đó. Hai thông tin xấu này đã gây ra cơn hoảng loạn lan rộng. Thay vào đó, SVB nên đưa ra hai thông báo cách nhau một hay hai tuần và giảm mức độ nghiêm trọng.

Bài học xử lý thông tin trong khủng hoảng nhìn từ vụ Ngân hàng SVB sụp đổ

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 13/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố giải cứu những người gửi tiền vào SVB, Tổng thống Joe Biden cho biết giới chức Mỹ sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các bên liên quan đến vụ sụp đổ của ngân hàng này. Ông nói: “Tôi cam kết chắc chắn rằng những người gây ra mớ hỗn độn này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và tiếp tục nỗ lực tăng cường giám sát, điều chỉnh các ngân hàng lớn hơn để chúng ta không rơi vào tình trạng này một lần nữa”.

Trong khi đó, các chuyên gia tại Trường Quản lý Yale cũng cho rằng ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các đồng nghiệp ít nhất cũng đáng bị khiển trách.

Ông Sonnenfeld viết: “Không nên nhầm lẫn rằng SVB sụp đổ là kết quả trực tiếp của việc FED liên tục tăng lãi suất quá mức”. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lạm phát của FED đã làm giảm cả giá trị của trái phiếu mà SVB đang dựa vào để lấy vốn và làm giảm cả giá trị của các công ty khởi nghiệp công nghệ mà ngân hàng này phục vụ. Tất nhiên, SVB đã có hơn một năm để chuẩn bị cho cả hai vấn đề đó.

Những người làm tại SVB cho rằng công tác quản lý yếu kém bảng cân đối kế toán của ngân hàng này vào tuần trước là điều ngu ngốc và đặt câu hỏi về chiến lược của Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính. Tuy nhiên, họ cho rằng vụ sụp đổ của SVB là do mắc lỗi và ngây thơ, không phải là hành động trái pháp luật.

Trong khi đó, một số giám đốc điều hành và nhà đầu tư tài chính đang hết sức lo ngại những rủi ro liên quan vụ SVB sụp đổ, nếu các nhà quản lý Mỹ không tìm ra được một nhà đầu tư mua lại SVB trong tuần này và bảo vệ số tiền gửi không có bảo hiểm tại ngân hàng này.

Phát biểu trên kênh truyền hình CBS ngày 12/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bộ này đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý ngân hàng để ứng phó với những tác động liên quan vụ SVB phá sản. Tuy nhiên, bà Yellen nêu rõ một gói cứu trợ lớn không nằm trong số các biện pháp đang được cân nhắc, đồng thời nhấn mạnh nhà chức trách tập trung vào việc bảo vệ người gửi tiền và cố gắng đáp ứng những nhu cầu của họ.

Một nguồn thạo tin cho biết FDIC đang tìm kiếm một ngân hàng khác có thể sáp nhập với SVB nhằm cứu vãn tình hình. Theo FDIC, tính tới cuối năm 2022, có tới 89% trong tổng số 175 tỷ USD tiền gửi ở SVB không có bảo hiểm tiền gửi.

Giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận mua lại SVB quá lớn nên khó có thể đạt được trong thời gian gấp rút, trong khi các bên mua tiềm năng có thể sẽ yêu cầu các điều khoản đảm bảo đặc biệt hoặc tiền phụ trợ đi kèm. Tổ chức tài chính Santa Clara, bang California, với khối tài sản trị giá 209 tỷ USD, được cho là một trong số những đối tác tiềm năng mua SVB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả