menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Huỳnh Văn Bảy

Bài học từ vết xe đổ của tập đoàn Tewoo

Việc tập đoàn Tewoo vỡ nợ đang trở thành một trong những sự kiện đình đám nhất trong hai thập kỷ qua của Trung Quốc.

Sự sụp đổ của Tewoo

Tập đoàn Tewoo có trụ sở tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc thuộc sở hữu và được vận hành bởi chính quyền địa phương sẽ vỡ nợ với khoản thanh toán 300 triệu USD trái phiếu USD đáo hạn ngày 16/12/2019. Trái chủ sẽ có 2 tuần để quyết định liệu có chấp nhận chịu lỗ khoảng 64% hoặc chấp nhận trả chậm với coupon giảm giá hơn rất nhiều với khoản trái phiếu trị giá 1,25 tỷ USD.

Những khó khăn về tài chính của Tewoo bắt đầu lộ diện từ tháng 4 năm nay, khi công ty tìm cách thuyết phục các ngân hàng cho gia hạn nợ và phải bán đồng dưới giá thị trường do khan hiếm tiền mặt. Cũng trong tháng đó, Fitch Ratings hạ 6 bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty, với lý do là thanh khoản yếu và tỷ lệ đòn bẩy cao hơn dự báo.

Công ty đã thông báo sẽ không thể trả lãi cho 500 triệu USD trái phiếu, buộc Ngân hàng công thương Trung Quốc phải chuyển 7,875 triệu USD cho các trái chủ do đã phát hành bảo lãnh tín dụng cho số trái phiếu này. Tuy nhiên số 1,6 tỷ USD còn lạisẽ không được chuyển dưới hình thức tương tự.

Trước đó, Tewoo đã đề xuất cho nhà đầu tư 2 phương án lựa chọn: lỗ tới 64% hoặc chấp nhận thanh toán chậm với tỷ lệ chiết khấu lớn đối với số trái phiếu niêm yết bằng USD trị giá 1,25 tỷ USD. Các trái chủ chỉ có hơn 2 tuần để quyết định. Thậm chí, các công ty con của Tewoo đã không thể trả nợ cho địa phương đúng hạn.

Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp nhà nước đưa ra kế hoạch tái cấu trúc nợ như vậytrong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nước này giảm tốc mạnh nhất trong 3 thập kỷ.Judy Kwok-Cheung - Giám đốc nghiên cứu thu nhập cố định củaNgân hàng Singaporecho biết, việc đề xuất tái cơ cấu nợ của Tewoo đang làm tăng sự hoài nghi của các nhà đầu tưxung quanhsự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nhà nướchiện nay.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh đã ngày càng dựa vào các doanh nghiệp này để thúc đẩy nền kinh tế. Khi quốc gia nàyphải đối mặt với nạn thất nghiệp và áp lực để thúc đẩy tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng,Bắc Kinhkhông có lựa chọn nào tốt hơn là đẩy mạnh sự phát triển các doanh nghiệp nhà nướclớn.

Mặc dù sự kích thích đó đã kết thúc vào đầu những năm 2010, nhưng Bắc Kinhvẫntiếp tục đặt các doanh nghiệp nhà nướcvào vai tròlãnh đạo quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước.Kể từ năm 2013, các doanh nghiệp nhà nước đã nhận được hơn 60% tất cả các khoảnvốn vaymới ở Trung Quốc vào mỗi năm và đạt mức cao nhất là 78 % trong năm 2016.

Chính vì vậy, khu vựcdoanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc đã không ngừng thu hútđầu tư nhờ khả năng tiếp cận nguồn tài trợ từ các ngân hàng và từ các thị trường vốn do các chính sách ưu đãi của chính quyền.

Tuy nhiên, việcthẩm định doanh nghiệp yếu kémcũng dẫn đến hệ quảcác công ty hoạt động kém hiệu quả nhất của Trung Quốc cũng nhận được nguồn vốn đầu tư. Chính vì vậy, khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tăng trưởng giảmxuống dưới mức tiềm năng, đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro do tỷ lệ nợ rất cao, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu,số vụ vỡ nợ trong các doanh nghiệp nhà nước đang tăng lên rất nhanh.

Bài học cho Trung Quốc?

Mặc dù vậy, việc Tewoo chuẩn bị vỡ nợ bên cạnh dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng cứng rắn hơn trong chuyện giải cứu cácdoanh nghiệp yếu kém, thìmục tiêu không phải là làm suy yếu vai trò của khu vực nhà nước.

Thay vào đó,họ đang tìm cách củng cố khu vực này thông qua tái cấu trúc để giữ lại những tập đoàn có sức mạnh. Mục tiêu đó được chính quyền Trung Quốc liêntục nhấn mạnhtrong năm năm qua khi yêu cầucác doanh nghiệp nhà nước "mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn". Điều này đãbuộc hàng ngàn doanh nghiệp "ma" tại địa phương phá sản và ráo riết tìm cách sáp nhậpvớicác doanh nghiệp nhà nước lớn để củng cố sự thống trị của họ.

Giới quan sát nhận định,Trung Quốc cần tiếp tục thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước nếu muốn làn sóng cải cách kinh tế tiếp theo thành công. Hiện naykhoảng 40% ngành sản xuất của Trung Quốc là thuộc sở hữu của nhà nước, trong khi 70% vốn hóa của các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán của Trung Quốc cũng thuộc về doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc thường thiếu khả năng vượt qua các cơn bão cải cách, và họ cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mối đe dọa khi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và một cuộc chiến thương mại kéo dài.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại