menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Trang

Bài học từ những hợp đồng huy động vốn và hợp tác đầu tư

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (hay còn gọi Shark Thủy) bị bắt liên quan vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty CP Đầu tư và Phân phối Egame.

Hàng loạt nạn nhân sập bẫy và ngậm trái đắng bởi trót tin tưởng vào hệ sinh thái của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup của ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thủy) về những lời hứa hẹn cho mức lãi suất cao hơn nhiều so với việc gửi tiền vào ngân hàng.

Mập mờ tư vấn hiến nạn nhân ngậm trái đắng

Từ năm 2020, do tin tưởng người bạn thân làm sales tại Công ty Egroup, chị Vũ Thị Hồng Thắm (trú tại Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã dùng tiền cá nhân và vận đồng gia đình, người thân rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng để gửi vào doanh nghiệp này với tổng số tiền là 500 triệu đồng.

Theo chị Thắm, bạn chị tư vấn rằng, nếu gửi tiền vào ngân hàng lãi sẽ không cao bằng việc gửi tiền vào doanh nghiệp của Shark Thủy (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup).

Đứng trước lời mời gọi và hứa hẹn về mức lãi suất cao, cộng với áp lực kinh tế khi phải nuôi 2 con nhỏ cùng mẹ già, chị Thắm đã quyết định xuống tiền với niềm tin cuộc sống sẽ bớt gánh nặng hơn. Thế nhưng, cũng kể từ thời điểm đó, tiền gốc và lãi chị không hề nhận được, còn người bạn thân hiện nay cũng đã nghỉ việc.

“Nếu ngay từ đầu được tư vấn rõ ràng là gửi tiền theo hình thức đầu tư thì tôi sẽ không bao giờ giao tiền cho bạn” - chị Thắm chia sẻ.

Đến gần tháng 5.2022, bạn chị Thắm cho biết, tình hình doanh nghiệp không có khả năng chi trả. Chị nhiều lần đã tìm đến trụ sở của Egroup trên phố Hoàng Đạo Thúy (Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) để tính cách đòi lại tiền nhưng bất thành.

“Cùng quẫn, tôi liên tục nhắn tin và tìm cách liên lạc đến Shark Thủy để trình bày hoàn cảnh với hy vọng số tiền trót gửi vào doanh nghiệp này sẽ được trả lại để có tiền chữa bệnh cho mẹ. Nhưng kết quả vẫn không nhận được hồi âm nào. Đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 3.2024) mẹ tôi đã mất vì không thể cầm cự thêm và tiền mà bà tích góp đưa tôi gửi cho Egroup cũng chưa thể lấy lại” - chị Thắm nói trong nước mắt.

Cũng là một trong những nạn nhân trót tin vào doanh nghiệp của Shark Thủy, bà Phạm Thị Hồng Yến (trú tại Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) đã gửi tiền vào tập đoàn Egroup với con số lên đến 3,6 tỉ đồng.

Trong đó, một phần số tiền được bà Yến dự định dùng để phòng tuổi cao sức yếu bởi đã đến tuổi nghỉ hưu và một phần còn lại là huy động từ những người thân.

Cảm thấy tiền của mình khó có thể lấy lại, bà Yến nhiều lần lên trụ sở Egroup để đòi quyền lợi. Tuy nhiên, cũng như bao nạn nhân khác, tất cả những gì bà nhận được chỉ là những lời hứa viển vông và hàng loạt bánh vẽ được nhân viên của Egroup đưa ra để giữ chân nhà đầu tư nhằm trì hoãn việc trả nợ.

Cũng theo nhiều nạn nhân gửi đơn tố cáo đến Báo Lao Động từng gửi tiền vào Egroup, doanh nghiệp này trong suốt thời gian dài vẫn tung ra các chiêu trò lôi kéo nhà đầu tư bằng hợp đồng giả cách theo hình thức “hợp tác đầu tư” và hứa hẹn là sẽ lãi hơn và ngắn hạn hơn.

Bài học từ những hợp đồng huy động vốn và hợp tác đầu tư

Giấy chứng nhận đầu tư vào Egroup của nạn nhân.

Cách thức doanh nghiệp thoái thác trách nhiệm

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Báo Lao Động, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đánh giá, việc các đối tượng sử dụng thủ đoạn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư nhằm mục đích huy động vốn hiện nay khá phổ biến để chiếm đoạt tiền.

Họ đưa ra các cam kết về lợi nhuận cao chót vót, nhưng lại phi lý về mặt kinh tế. Vị luật sư giải thích, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có doanh thu và trừ đi chi phí mới biết được lợi nhuận là bao nhiêu. Trong khi đó, phía doanh nghiệp đưa ra những hứa hẹn là cam kết trả cho nhà đầu tư từ 15% - 50% về mặt lợi nhuận, trong khi họ lại không thể đưa ra các căn cứ chứng minh cho phần lợi nhuận đó.

“Nếu trong quá trình doanh nghiệp vận hành và không thể thực hiện được mức cam kết với nhà đầu tư, họ sẽ đổ lỗi cho quá trình các bên đầu tư làm ăn chung với nhau nên có lời thì cùng ăn còn lỗi cùng phải chịu” - Luật sư Hùng phân tích.

Cũng theo vị luật sư, đây là một trong những cách thức mà nhiều đơn vị thường áp dụng để thoái thác trách nhiệm. Tuy nhiên, với góc nhìn pháp lý, ông cho rằng, đó đều là dấu hiệu của tội phạm.

“Thực tế thì số tiền nhà đầu tư đổ vào đã được sử dụng như thế nào, dòng tiền đi đâu, hay bị sử dụng trái mục đích nhằm thanh khoản cho chính hệ thống của họ hầu như không ai nắm được. Do đó, dẫn đến việc tiền của người sau sẽ trả cho người trước và đến một thời điểm nhất định, mô hình này sẽ không còn khả năng chịu đựng và dẫn đến vỡ nợ” - vị luật sư nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại