Bài học lớn cho các nhà đầu tư từ câu chuyện bán bánh nướng của người Do Thái
Từ trước đến nay, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Chính vì thế không còn xa lạ khi người Do Thái thống lĩnh các giải Nobel trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vậy, tư duy kinh doanh của dân tộc này có điểm gì đặc biệt? Tại sao dân tộc này lại được tôn sùng đến như vậy?
Người Do Thái và câu chuyện bán bánh nướng
Trên thị trường có tiểu thương A và tiểu thương B đều kinh doanh mặt hàng bánh nướng. Giả sử đây là hai tiểu thương duy nhất bán bánh nướng trên thị trường này. Giá bánh nướng ở đây không bị kiểm soát bởi cục quản lý giá, chi phí mỗi chiếc bánh là 1 đồng. Khoản tiền này chỉ đủ để cho người bán hoàn vốn. Và mức bánh của hai tiểu thương này đều như nhau.
Câu chuyện "bán bánh nướng" của người Do Thái
Vào khoảng thời gian nọ, việc buôn bán của hai tiểu thương này không thuận lợi nên họ liền bày ra một trò chơi thú vị:
A mua của B chiếc bánh giá 1 đồng, B cũng bỏ 1 đồng để mua bánh của A
Sau đó A mua của B chiếc bánh giá 2 đồng và ngược lại.
“Đầu cơ” thông minh trong kinh doanh của người Do Thái
Khi đó, người đi đường (C) kinh ngạc khi thấy cửa hàng giá bánh nướng đã tăng lên 50 đồng. Sau 2 tiếng, giá bánh nướng đã tăng lên 100 đồng/ chiếc làm anh ta bất ngờ hơn nữa.
Thế là C đã không ngần ngại bỏ tiền mua chiếc bánh nướng. Lúc này, C đóng vai trò như một nhà đầu tư kiêm đầu cơ bánh nướng. C tin rằng giá bánh này sẽ còn tăng thêm nhiều nữa. Trong thị trường cổ phiếu, người qua đường như C là các nhà đầu tư còn những người đưa ra giá ra giá mục tiêu là nhà định giá cổ phiếu.
Cứ như vậy, việc này đã tạo nên được hiệu ứng thu hút người mua bánh càng đông. Chính điều này cũng tạo nên số lượng người buôn bán bánh càng nhiều. Và giá bánh vì thế cũng tăng lên nhanh chóng.
Các giả thuyết quanh việc: Người mua bánh có bao giờ “lỗ vốn”?
Có nhiều người thắc mắc: Người mua bánh sẽ không bao giờ lỗ vốn sao? Tất nhiên là không phải như vậy. Vật đến khi nào người mua bánh nướng sẽ bị lỗ vốn?
Đầu tiên, nếu thị trường chịu sự quản lý của cục quản lý. Họ cho rằng giá của bánh nướng nên ở mức 1 đồng/chiếc và giá bánh cần niêm yết ở mức này.
Thứ hai, nếu nhiều người bán bánh nướng nhưng mức giá chỉ ở mức 1 đồng/chiếc.
Thứ ba, khi đột nhiên người mua nhận ra rằng đây cũng chỉ là chiếc bánh nướng.
Cuối cùng là khi không còn ai hứng thú với trò mua đi bán lại nữa.
Ai là người có lãi trong "câu chuyện bánh nướng"
Nếu một trong những giả thuyết trên thành sự thật thì những người "giữ" bánh nướng sẽ lỗ. Vậy thì ai sẽ là người có lãi?
Câu trả lời chính là những người giữ ít tài sản hay chính những người bán bánh sớm nhất.
Đây chính là tư duy bán bánh nướng có từ rất lâu của người Do Thái: Trong hai người bán bánh nướng, người nào giữ ít bánh hơn, chiếm hữu tài sản ít hơn thì người đó kiếm ra được lợi nhuận.
Có người lại cho rằng, người mua bánh nướng với giá cao là người ngu ngốc. Tuy nhiên, chúng ta nhìn vào thị trường chứng khoán thì việc "tái định giá tài sản" hay "rót vốn" chẳng phải giống như vậy sao?
Ai là người có lãi trong câu chuyện "bán bánh nướng"
Bài học rút ra từ câu chuyện bán bánh nướng của người Do Thái
Đứng ở vị trí của một nhà đầu tư thì cần có cái nhìn khách quan về định giá tài sản hay quyết định rót vốn. Nếu có sự mập mờ, bạn phải nhìn nhận nó kỹ càng. Bởi nếu sai sót bạn dễ trở thành người qua đường giữ chiếc bánh nướng giá cao. Tới lúc đó, không lỗ là điều may mắn nhưng nếu lỗ sẽ không nặng.
Đây cũng chính là lý do chúng ta phải học, trau dồi tư duy của bản thân. Vì thế mới có câu nói "Người giàu sẽ càng giàu, người nghèo lại càng nghèo".
Trải qua hàng nghìn năm vong lưu, người Do Thái từ không có gì đến quốc gia giàu nhất thế giới. Những bí quyết làm giàu được dân tộc này truyền tải qua các câu chuyện đáng để chúng ta học tập.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận