Bài 3: Phân biệt doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và tăng trưởng ổn định thông qua BCTC
CHUYÊN MỤC MỖI NGÀY MỘT KIẾN THỨC.
Đi qua phần 1 và 2, chúng ta đã nói về tư duy và cách hiểu đơn giản các nội dung quan trọng của 1 bảng CĐKT, tài sản là gì, nguồn vốn và nợ tài trợ như thế nào đến sự hình thành của TÀI SẢN.
Phần 3 chúng ta sẽ trao đổi về “Các nhận diện và phân biệt 1 DN tăng trưởng NHANH và 1 DN tăng trưởng ỔN ĐỊNH.
Đầu tiên, chúng ta phải thống kê lịch sử phát triển của DN trong nhiều năm. Đơn giản nhất là thống kê tốc độ phát triển của TỔNG TÀI SẢN. Đặc tính rất khác nhau. Các DN ổn định, tốc độ tăng trưởng của TỔNG TÀI SẢN rất ổn định, rơi vào tầm 10-15% 1 năm. Còn những DN tăng trưởng nhanh thì tốc độ 1 năm rơi vào tầm 30-50%. Tức là họ dùng rất nhiều tiền để gia tăng tổng tài sản. Ví dụ về 1 DN tăng trưởng nhanh và 1 DN tăng trưởng ổn định:
Và câu hỏi là: Dùng tiền ở đâu? Đó chính là họ sử dụng NỢ VAY.
Sau khi nhìn vào cấu trúc của TỔNG TÀI SẢN. Các DN có cấu trúc bền vững và ổn định, thì sự phát triển của TỔNG TÀI SẢN cũng từ từ chậm rãi. Giá CP cũng đi bền vững như vậy. Đặc tính của các DN này thì tiền rất nhiều (Mở BCTC của VNM xem khoản mục tiền+nắm giữ đến ngày đáo hạn), thường chiếm >25% cấu trúc của tổng tài sản. Những DN dạng này phát triển rất từ từ và giá CP cũng tăng lên từ từ như vậy, chậm mà chắc nhưng về lâu dài nhà đầu tư sẽ được hưởng thành quả của lãi kép. Ví dụ: DN có 10 cửa hàng, năm sau mở thêm 1 cửa hàng, năm sau nữa mở thêm 1-2 cửa hàng nữa. Cứ từ từ như vậy, đi 1 cách ổn định và bền vững.
Tiếp theo là cấu trúc của NV. Mình phải đi tìm được lý do vì sao DN tăng trưởng về tài sản ? Vốn ở đâu để nó tăng trưởng. Có thể là VCSH hoặc là vốn vay nợ. Trên thực tế, đối vs kinh tế VN, tại sao ngân hàng lại phát triển, là vì Ngân hàng đi cho vay các DN, Cho nên chuyện DN đi vay nợ là chuyện rất bình thường, quan trọng là cần chọn được DN có tỷ lệ vay nợ vừa phải. Tỷ lệ vừa phải thì tổng vay, nợ thuê tài chính dưới 50%. Ví dụ vốn 100 tỷ thì chỉ nên vay nợ tối đa 50 tỷ. . . Thì đó là 1 mô hình kinh doanh bền vững, vì các khoản vốn này sẽ là khoản tài trợ cho hoạt động tái đầu tư và phát triển cấu trúc về TÀI SẢN. Đặc tính của các DN dạng này: Nhìn vào vay nợ. Khi DN vay nợ ít, và tỷ lệ tiền mặt cao, các chỉ số thanh toán tốt (VNM).
Mình đã phân tích về cấu trúc tài chính, mô hình kinh doanh. Và đặc tính của 1 ngành nghề kinh doanh bền vững, thứ nhất nó là nghành nghề sản xuất, thứ 2 là nó phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, 3 là ngành phát triển bền vững : viễn thông, công nghệ, 4 là mô hình kinh doanh trong ngành nghề phát triển nóng nhưng nó an toàn dựa vào vay nợ thấp, quản trị hiệu quả và tăng trưởng bền vững (KDH).
Những DN bền vững như vậy có ưu điểm là tính an toàn, nhưng nhược điểm của nó là sự hấp dẫn. NĐT chỉ nên mua nó khi nào nó thực sự hấp dẫn, là khi thị trường giảm mạnh, bởi vì 1 DN an toàn nó sẽ giúp mình giữ tiền, nhưng 1 DN muốn giúp mình kiếm được tiền thì nó phải hấp dẫn. mà hấp dẫn thì có 2 loại hấp dẫn: Hấp dẫn về giá và hấp dẫn về mô hình kinh doanh phát triển trong tương lai.
1 mô hình kinh doanh bền vững, cấu trúc tài chính tốt, tạo ra đc dòng tiền và LN ổn định. Những DN ổn định như vậy cổ tức sẽ cao. Mình có thể coi lịch sử chi trả cổ tức ở trong cafef.
Tóm lại: Mô hình kinh doanh bền vững này phù hợp vs những NĐT dài hạn, lớn tuổi, cần sự an toàn cao nhất. Và những CP này nên tận dụng những lúc thị trường giảm mạnh để mua vào ở vùng giá hấp dẫn.
--------------------
Phần 4 mình sẽ chia sẻ chi tiết về các nhận diện 1 DN tăng trưởng nhanh thông qua sự phát triển cấu trúc của bảng CĐKT.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận