Bài 3: Các cổ tạo lập, định giá tương quan và cách tạo lập nền giá mới trên các thị trường cận biên
Các thị trường chứng khoán cận biên như Việt Nam thường được các nhà tạo lập can thiệp rất sâu để thực hiện một số mục tiêu của quốc gia đó (chính phủ, tự doanh các công ty chứng khoán, các quỹ nội có liên quan đến chính phủ, các tỷ phú có ảnh hưởng sâu đậm đến chính trị kinh tế của quốc gia đó chính là các nhà tạo lập ở các thị trường chứng khoán cận biên đó).
Các cổ tạo lập
Sở dĩ việc này xảy ra thường xuyên và dễ dàng tại các thị trường cận biên là do quy mô vốn hóa toàn thị trường tại các thị trường cận biên là tương đối nhỏ và một số vấn đề khác mà tôi không tiện nêu ra ở đây.
Ở Việt Nam rất dễ để nhìn thấy VCB VIC VNM là các cổ phiếu của nhà tạo lập (chiết cung cực cao, tỷ lệ cổ trôi nổi trên thị trường cực thấp, nhà nước hoặc tỷ phú nắm phần lớn cổ phiếu, khối ngoại không thể can thiệp chi phối được đến giá các cổ phiếu này). Hãy nhìn khối ngoại từng bán ròng rã VIC suốt nhiều tháng liền nhưng VIC vẫn liên tục phá đỉnh. Ta tạm gọi các cổ phiếu này là các cổ tạo lập.
Định giá tương quan
Không chỉ riêng thị trường chứng khoán mà tất cả các thị trường mang tính đầu tư, đầu cơ khác luôn tồn tại khái niệm “định giá tương quan”.
Trên thị trường bất động sản giả sử vào 2011, tại quận 1 đường Nguyễn Huệ có giá 500 triệu/m2 và đường Nguyễn Trãi có giá 150 triệu/m2. Đến khi có phố đi bộ, giá đất tại đường Nguyễn Huệ tăng vọt lên hơn 1,3 tỷ đồng/m2, lập tức trong 1 tháng sau đường Nguyễn Trãi cũng phải tăng theo lên 400 triệu/m2.
Trên thị trường chứng khoán, vào tháng 9/2017 VIC chỉ có giá là 45 và VCB chỉ có giá 32, các cổ ngân hàng còn lại như BID CTG MBB đang có giá vào khoảng 17-21. VIC được các nhà tạo lập kéo tăng trước lên 82 và VCB được kéo lên 60, các cổ bank nêu trên sau đó lao lên nền giá 2x. VIC kéo lên 1xx và VCB kéo lên 7x, các cổ bank nêu trên lên nền giá 3x 4x.
Cách tạo lập nền giá mới
Các bạn đọc phần II cũng đoán ra được rồi đó, các nhà tạo lập tạo nền giá mới bằng cách can thiệp vào các cổ phiếu tạo lập. Bằng cách kéo các cổ phiếu tạo lập lên giá cao hơn, vô hình chung họ tạo lập được nền giá mới toàn thị trường(vì dòng tiền thị trường luôn thông minh và luôn hướng đến các cổ phiếu “còn rẻ hơn một cách tương quan”).
Sẽ có bạn hỏi là tại sao kéo các cổ phiếu tạo lập như VCB VIC VNM mà không kéo trực tiếp toàn thị trường? Đơn giản vì tính chiết cung của các cổ phiếu tạo lập sẽ khiến chi phí các nhà tạo lập phải bỏ ra khi kéo các cổ phiếu tạo lập thấp hơn, rẻ hơn rất nhiều so với kéo các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu trôi nổi nhiều hơn.
Các bạn so sánh số tiền giao dịch 1 phiên của VCB VIC VNM thấp hơn rất nhiều so với gần cả chục cổ phiếu bank là hiểu ra ngay.
Ở Việt Nam thị trường chứng khoán không phải chỉ là nơi tạo thanh khoản cho thị trường phát hành cổ phiếu sơ cấp mà nó còn là nơi để chính phủ chào hàng các công ty của mình ra các nhà đầu tư quốc tế. Hàng ở đây có thể là các công ty cũ trên sàn(bán mới, bán thêm tỷ lệ % sở hữu cho khối ngoại) hoặc IPO.
Tại sao tôi khuyến khích các bạn mua cp ngân hàng, chứng khoán?
Đơn giản là cổ tạo lập dòng bank VCB liên tục tạo nền giá mới, liên tục phá hết đỉnh này đến đỉnh nọ. Điều đó hiển nhiên tạo nên 1 nền giá mới cho toàn bộ dòng bank, khiến các cổ bank còn lại chưa tăng "rẻ đi một cách tương đối" khi VCB không ngừng bứt phá. Dòng tiền thông minh hiển nhiên sẽ tự động tìm tới các cổ bank chưa tăng. Đó là lí do vì sao sau khi VCB tăng thì các cổ bank khác kể từ khi mình kêu các bạn mua vào như TCB, VPB, MBB, CTG, BID tăng không ngừng.
Còn dòng chứng khoán tăng là đương nhiên khi khối tự doanh của họ luôn tham gia rất sâu trong việc tạo lập dòng bank. Chỉ có khối tự doanh các công ty chứng khoán mới có thể hợp lực đẩy giá các cổ phiếu có khối lượng thanh khoản cực khủng như bank. Chính vì vậy khi các cổ bank tăng thì giá trị danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán cũng tăng. Điều này có nghĩa là tài sản công ty chứng khoán đó tăng lên. Giá trị công ty chứng khoán tăng lên. Cổ phiếu công ty chứng khoán tăng giá theo là điều hiển nhiên(nếu không xét tới phần danh mục đầu tư còn lại của công ty chứng khoán).
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, 24H Money không chịu trách nhiệm cho những thiệt hại mà NĐT gặp phải nếu sử dụng thông tin trên cho hoạt động đầu tư. Mọi câu hỏi thắc mắc và cần tư vấn, xin liên hệ: Chuyên gia Chứng khoán Trần Thiên Ân SĐT: 0962012401 hoặc truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận