Bài 2: Nên dùng những chỉ báo nào?
Tiếp theo loạt bài chia sẻ về KAASH x B của môn tài chính kinh doanh chứng khoán, chúng tôi nhận được rất nhiều sự động viên và cổ vũ sau bài 01 và như đã hứa, chúng tôi sẽ bắt đầu bài 02.
Thân gửi quý đọc giả,
Mặc dù chúng tôi không có nhiều thời gian nhưng chúng tôi sẽ nổ lực viết 1 bài / tuần và sẽ được đăng trên trang cá nhân, cũng như các nhóm mà chúng tôi là thành viên.
Phân tích kỹ thuật có rất nhiều chỉ báo trên Fireant và Trading view. Trên Fireant, các bạn có thấy được thời gian thực về dữ liệu. Trên Trading view có những chỉ báo, bạn mới có thể thấy cuối phiên hay có độ trể nhất định.
Sau đây là phần các chỉ báo chúng tôi sử dụng trong quá trình đầu cơ (trading) và đầu tư (investing):
1.KHỐI LƯỢNG:
Khối lượng, khối lượng và khối lượng hay các bạn cứ nghe các cá nhân giấu nghề gọi: Dòng tiền, dòng tiền và dòng tiền.
Thị trường tài chính kinh doanh là nơi thể hiện cung cầu rất rõ ràng: Tiền lớn vào, thị trường tăng, tiền lớn rút ra, thị trường giảm.
Tiền vào lĩnh vực nào, lĩnh vực đó tăng và ngược lại, tiền tháo ra ở đâu, ở đó sẽ giảm.
Thường khi mở biểu đồ để quan sát, nhà đầu tư nên xem phần khối lượng trước và các bạn cần bật Volume MA, để biết khối lượng có vượt cao hơn trung bình theo từng phiên ngày hay tuần, hoặc tháng hay không?
Khối lượng cao hơn mức trung bình đồng nghĩa là vốn được bơm vào hay rút ra nhiều, đều cho những cây nến tăng hoặc giảm tương ứng.
2.NẾN NHẬT:
Nến thể hiện giá và hành động của bên mua và bên bán.
Bên mua thắng thế: sẽ cho ra những cây nến cường lực tăng.
Bên bán thắng thế: sẽ cho ra những cây nến cường lực giảm.
Bất phân thắng bại giữ bên mua và bên bán: sẽ cho ra những cây nến Doji thể hiện sự lưỡng lự của nhà đầu tư.
Tuỳ từng cây nến ở từng vị trí: đáy, đỉnh hay cản hoặc hỗ trợ, nhà đầu tư có thể dựa vào khối lượng và các chỉ báo để dự đoán xu hướng tiếp theo.
Nến hàng ngày rất nhiễu và tạo lập có thể dùng các thủ thuật để vẽ nến, đánh lừa nhà đầu tư nhưng sang đến nến tuần, họ không thể lừa được nhà đầu tư.
Cái hay của fireant, bạn có thể xem khung ngày, hai ngày, ba ngày và tuần mà không cần mất công cộng thô.
HÀNH ĐỘNG GIÁ | PRICE ACTIONS
Tóm lại, bạn cần học và nghiên cứu hành động giá (nến) dựa trên nền tảng khối lượng là phương pháp Price Actions, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về sự tăng giảm của thị trường, thông qua quan sát hành động giá để hiểu tâm lý thị trường và nhà đầu tư.
Người ta cứ nói đi theo và hiểu ngài thị trường chính là một phần của hành động giá. “Ngài thị trường” là nhân tố “đa nhân cách, đa tính cách”, hành động giá “Price actions” cũng chỉ là một trong nhiều nhân cách khác nhau của ngài thị trường mà thôi, chứ không phải là tất cả.
3.CÁC ĐƯỜNG TRUNG BÌNH:
Tôi học và nghiên cứu lý thuyết Dow nên chỉ dùng các đường MA.
Các đường trung bình tôi dùng: MA10, MA25, MA50, MA100, MA150, MA200, MA250 và MA300
“Các đường MA thể hiện xu hướng của thị trường”
Nhà đầu tư “ngộ” được 10 chữ này sẽ thấy được rất nhiều câu chuyện trong các đường MA (đường giá trung bình của những cây nến gần nhất: M10: là đường trung bình của 10 cây nến gần nhất)
Các đường MA cho tôi biết xu hướng của thị trường và trong thị trường tăng hay giảm, các đường MA cũng sẽ trở thành cản hay hỗ trợ.
Tôi thích các đường MA hơn là Fibonacci, bởi đơn giản các đường MA chính xác, do có sự uyển chuyển khi thể hiện mà không cứng nhắc.
Đặc biệt nhà đầu tư biết phối hợp với Price Actions, sẽ thấy được rất nhiều điều hay trong quá trình luyện tập KAASH x B.
4.MACD: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ PHÂN KỲ.
MACD là gì? Các bạn Google sẽ đọc được hết cả.
Cá nhân tôi dùng MACD vì tôi hiểu sự vận động của chỉ báo này.
Đơn giản vậy thôi.
MACD cho tôi biết khi nào thì có thể mua vào, nâng tỷ trọng, hạ tỷ trọng hay bán ra cổ phiếu.
Tôi dùng hoài và luyện tập hàng ngày, mỗi ngày và mang tiền ra thử nhiều lần, có lợi nhuận, có thua lỗ và rút ra được nhiều bài học quý giá.
Chỉ báo MACD chỉ hiệu quả trong thị trường đi lên. Khi thị trường đi xuống, bạn phải đợi, đợi, đợi… cho đến khi xuất hiện phân kỳ dương, bạn mới có thể nhập hàng cổ phiếu thị trường và tận hưởng thành quả.
5.RSI: CHỈ SỐ SỨC MẠCH TƯƠNG ĐỐI
Tương tự, các bạn cũng Google “RSI” và đọc hiểu, hoặc mua sách để đọc thì đầy đủ hơn, hoặc đọc miễn phí trên 24hMoney.
Đây là chỉ số sức mạnh tương đối của thị trường hay cổ phiếu. RSI khá đơn giản và nó chỉ có 1 đường RSI duy nhất nhưng vì nó đơn giản quá, nên đôi khi rất khó cho người mới có thể biết được điểm nhập hàng hay bán hàng.
Nguyên tắc của RSI: dưới 30 là quá bán, trên 70 là quá mua, dưới 50 là trend giảm, trên 50 là trend tăng.
Quá bán có thể canh nhập hàng. Quá mua có thể canh bán hàng nhưng cũng không hoàn toàn đơn giản và dễ hiểu cho những ai mới bắt đầu.
Muốn biết nhập và bán thì phải kết hợp với Price Actions mới thực sự hiệu quả.
Cá nhân tôi mỗi khi thấy quá tự tin thường bật RSI lên xem và nếu thấy quá mua (RSI trên 70), tôi sẽ chuyển ngay sang phòng vệ trong đầu cơ, bởi hiểu rằng sắp chỉnh hay gãy trend.
TÓM LẠI:
5 chỉ báo chúng tôi sử dụng thường xuyên và để sẵn trên màn hình giao dịch hàng ngày.
Chúng tôi chuộng sự đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiên nhẫn thường sẽ mang đến những lợi ích rất thiết thực.
Quan điểm của chúng tôi, càng dùng phức tạp càng gây khó cho nhà đầu tư, trong hiệu quả công việc đầu cơ và đầu tư tài chính kinh doanh.
CÁC CHỈ BÁO KHÁC?
Chúng tôi biết các chỉ báo khác không?
Biết và biết nhiều nhưng chúng tôi là người cầm tay chỉ việc nên phải đảm bảo: “Chia sẻ xong, nhà đầu tư phải biết thực hành và ứng dụng ngay với thị trường và cổ phiếu”
Những chỉ báo khác, chúng tôi sẽ hướng dẫn khi có điều kiện và không lạm dụng để tránh việc “vẽ bùa” cho nhà đầu tư “đeo”. Bởi khi lỡ mang bùa, bạn phải có quá trình “gỡ bùa” và đó là một quá trình rất đau khổ khi mất cả tiền bạc, niềm tin và ý chí con người.
Bài 03: Nghiên cứu phân tích cơ bản nên nghiên cứu những gì?
Thân ái,
Nhà cố vấn già - Phan Lê Thanh Toàn
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận