24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Minh Thu.
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ba vấn đề chính của rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng

nợ xấu mở rộng (bao gồm cả nợ nhóm 2) tăng cho thấy nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn

Giới phân tích nhận định rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng trong năm nay chịu ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro từ các khoản nợ tái cơ cấu, sự trầm lắng của thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp.

Năm 2023, bên cạnh áp lực về lạm phát hay lãi suất thì chất lượng tài sản đi xuống được cho là một trong những yếu tố lớn nhất cản trở triển vọng kinh doanh các ngân hàng năm 2023.

Nợ xấu là ách tắc trong tín dụng ngân hàng, nhiều vốn huy động mới là trả nợ cũ, không phải để sử dụng cho vay mới nên tăng trưởng tín dụng rất thấp các tháng đầu năm nay, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ tại tại tọa đàm “Giải pháp khơi thông thị trường vốn” mới đây.

Tính đến 9/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 1,12%, thấp hơn nhiều so với kỳ năm trước.

Giới phân tích nhận định rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng trong năm nay chịu ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro từ các khoản nợ tái cơ cấu, sự trầm lắng của thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp.

Chất lượng tín dụng đang đi xuống tại các ngân hàng, nợ xấu đã dần phản ánh vào báo cáo tài chính sau khi Thông tư 14 hết hạn vào cuối tháng 6. Nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đã tăng lên 1,9% vào cuối 2022, nợ xấu gộp 4,5% (gồm cả nợ đã bán cho VAMC và tái cơ cấu).

Dư nợ cho vay tái cơ cấu giảm đáng kể trong năm 2022. Tuy nhiên, nợ xấu mở rộng (bao gồm cả nợ nhóm 2) tăng cho thấy nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn, Chứng khoán Mirea Asset nhận định.

Dẫn lời Doanh nghiệp & Kinh doanh, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, rủi ro nợ xấu tiềm ẩn từ dịch Covid-19 vẫn chưa qua đi, vì tới tháng 6/2022 các ngân hàng mới ngừng tái cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ của các khoản vay ảnh hưởng bởi đại dịch.

Khi vừa hết Covid-19 xong thì cả thế giới lại gặp vấn đề về lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nên nhu cầu tiêu dùng cũng yếu đi và các doanh nghiệp sản xuất cũng gặp khó khăn. Chưa kể trong bối cảnh lãi suất tăng lên thì rất nhiều doanh nghiệp sản xuất lâm vào tình trạng bế tắc. Vì vậy tôi cho rằng rủi ro nợ xấu vẫn chịu áp lực tăng lên chứ chưa thể giảm xuống được”, ông Minh cho biết.

Vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) bao gồm các khoản cho vay lĩnh vực BĐS của các ngân hàng và các khoản trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Đây là những nguy cơ sẽ kéo nợ xấu của các ngân hàng tăng lên trong năm nay.

Báo cáo phân tích của FiinGroup cũng chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng cũng đang chịu rủi ro nợ xấu tiềm ẩn từ danh mục tín dụng BĐS, bao gồm cho vay chủ đầu tư BĐS, cho vay người mua nhà và nợ xấu chéo từ trái phiếu BĐS. Việc cho phép tái cơ cấu dư nợ trái phiếu BĐS hiện đang trao đổi tại dự thảo Nghị định 65 cũng là thách thức nếu không sớm được thực thi.

Hãng xếp hạng này chỉ ra 4 yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng của BĐS tới chất lượng tài sản của các ngân hàng còn rất lớn.

Thứ nhất, chất lượng tín dụng cho chủ đầu tư BĐS suy yếu do tình trạng tắc thanh khoản và lợi nhuận lao dốc tại các doanh nghiệp này.
Thứ hai, các khoản cho vay mua nhà hết thời hạn ưu đãi, đến hạn trả nợ gốc và lãi trong năm 2023, trong bối cảnh thu nhập người dân suy giảm hậu COVID.
Thứ ba, nợ xấu chéo từ cục máu đông trái phiếu BĐS, dư nợ trái phiếu BĐS cuối năm 2022 khoảng 420.000 tỷ, trong đó ngân hàng nắm giữ 150.000 tỷ, nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ khoảng270.000 tỷ.
Thứ tư, khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng hiện nay là bất động sản. Việc phát mãi TSBĐ, bán nợ theo cơ chế thị trường để xử lý nợ xấu gặp trở ngại đáng kể khi thị trường bất động sản gặp khó khăn.

FiinRatings cho rằng các ngân hàng có dư nợ tín dụng bất động sản cao (từ cho vay, trái phiếu) sẽ đối mặt áp lực trích lập dự phòng cao hơn những ngân hàng thuần bán lẻ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả