24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồ Thị Yến Nhi Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ba trụ cột của sự giàu có: thu nhập, tiết kiệm và đầu tư

Thuở xa xưa, khi con người biết sử dụng sức lao động để tạo ra của cải, quan hệ lao động cũng hình thành từ đó. Đối với phần đông của xã hội, những người làm công, họ chỉ biết đổi sức lao động để tạo ra tiền, khi có tiền ngoại trừ việc lo trang trải chi phí cá nhân, họ sẽ tích góp.

Nếu dư dã nhiều, sẽ tiếp tục mua ruộng/đất hoặc tích trữ vàng. Còn đối với tầng lớp làm chủ, họ sử dụng tư duy của mình để sáng tạo ra công việc có thể đem lại lợi nhuận nhiều nhất về cho họ và sử dụng sức lao động từ người khác. Về bản chất, dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều sẽ tạo ra tiền. Vấn đề ở đây là gì? Số tiền có thể kiếm được nhiều hay ít, hữu hạn hay vô hạn, cơ hội/thách thức mỗi công việc như thế nào?

1. THU NHẬP

Nói về thu nhập, chắc bạn đã từng nghe qua về kim tứ đồ, với tôi đó là một bức tranh toàn cảnh xã hội, thể hiện tư duy, trình độ, thu nhập của mỗi cá nhân khi chọn vị trí công việc cho mình qua các góc phần tư: làm công, làm chủ, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cùng sơ lược lại nội dung trọng yếu của từng góc phần tư trong kim tứ đồ nhé.

Đầu tiên là góc phần tư Làm công, khi chọn công việc ở vị trí này, bạn dùng thời gian của mình để đổi ra tiền.

Ví dụ: Bạn làm phục vụ quán trà sữa 20k/giờ. Một ngày làm 8 tiếng, bạn nhận được 160k/ngày.

Số tiền này có vẻ khá an toàn và bạn cũng dễ dàng tính toán cho thu nhập của mình hàng tháng. Nhưng bạn quên một điều rằng, mỗi ngày bạn chỉ có 24 giờ, và bạn đang dùng thời gian của một cách khá lãng phí. Nếu kiếm tiền cách này, số tiền cao nhất bạn có thể kiếm được nếu không ăn không ngủ là 24x20= 480k/ngày. Làm sao bạn có thể kiếm được nhiều hơn khi sử dụng thứ hữu hạn để đổi thứ vô hạn? Tôi không phê phán công việc làm công, vì nó có thể là bệ phóng cho nhiều ý tưởng/ước mơ khác. Nhưng nuôi ý tưởng làm công dài hạn thì không hay lắm, vì công việc này phụ thuộc và người chủ và doanh nghiệp nhiều. Nếu khủng hoảng, mất thu nhập thì ai là người rơi vào sự khó khăn, khốn đốn nhất? Chính là bạn vì mất đi nguồn thu nhập và chưa thích nghi với những thứ mới mẻ.

Tiếp đến là góc phần tư Làm chủ, nhiều người ở mức tư duy cao hơn, họ nghĩ về việc kiếm lợi nhuận nhiều hơn qua việc thuê người khác, hoặc tự làm việc, không chịu áp lực bởi ai và thoải mái về thời gian. Dĩ nhiên, họ “không được ai trả lương” cả, nguồn thu của họ từ lợi nhuận mà họ tự làm ra chính vì vậy, nó vô hạn và tùy thuộc vào tư duy và tầm nhìn của người chủ. Áp lực của góc phần tư này là rủi ro cao, họ có thể có rất nhiều tiền nhưng cũng có thể không có gì cả thậm chí còn phải trả nợ nếu thất bại.

Góc phần tư thứ ba là Chủ doanh nghiệp, có nghĩa là bạn tạo ra một kinh doanh có thể tự vận hành mà không cần người chủ ở cửa hàng. Giống như Starbucks, KFC, Circle K, Trung Nguyên Coffee,… Giai đoạn đầu sẽ rất vất vả và cực nhọc để xây dựng hệ thống, thậm chí bạn không có thu nhập và cũng gần như không nhìn thấy kết quả cho đến khi hệ thống hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu thành công, hệ thống của bạn sẽ tạo ra "thu nhập thụ động" cho bạn, khác hẳn so với 2 nhóm kia, thu nhập của họ là thu nhập chủ động. Đây có thể được xem là một nâng cấp của góc phần tư thứ 2, sau khi đứng vững trên thị trường, những kinh doanh nhân bản thương hiệu qua hình thức chuyển nhượng, sẽ hiệu quả hơn kinh doanh nhân bản thông thường. Và người chủ lúc này, vừa có thời gian, vừa có tiền khi hệ thống, thương hiệu đã hoàn thiện và đi vào nề nếp.

Cuối cùng là góc phần tư Nhà đầu tư, ở vị trí này, công việc của bạn là tìm kiếm và đầu tư vào các tài sản có thể tự sinh ra tiền theo thời gian. Công việc này tạo ra thu nhập thụ động mà bạn không phải bỏ ra quá nhiều công sức, tài sản của bạn sẽ tự tạo thu nhập cho bạn.

Ví dụ: Mua bất động sản, vàng, chứng khoán,… để trong thời gian dài. Công việc chính của bạn là Mua – Chờ và Bán.

Nghe công việc có vẻ nhàn, tuy nhiên, trong thời gian chờ bạn sẽ không có nguồn thu. Chính vì lẽ đó, bạn cần có một khoản dự phòng hoặc một công việc khác có thể tạo thu nhập.

Đối với việc tăng thu nhập, tùy vào tư duy, mong muốn, bạn có thể chọn công việc ở 1 trong 4 góc phần tư hoặc có thể làm nhiều công việc ở nhiều góc khác nhau.

2. TIẾT KIỆM

Việc tăng thu nhập sẽ giúp bạn có nhiều tiền hơn, nhưng nó sẽ không có ý nghĩa gì khi bạn không biết tiết kiệm.

Thói quen của giới trẻ chúng ta thường là chi tiêu mua sắm theo ý thích và theo cảm xúc nên sẽ không có dư. Chỉ một số ít người làm được việc tiết kiệm. Nên nhớ rằng :“Nếu bạn cứ mãi mua những thứ bạn muốn, thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải bán thứ bạn cần.” Nên thay vì làm bao nhiêu, chi bấy nhiêu, hãy học cách quản lý tài chính của mình bằng cách kiếm soát thu – chi và khiến chúng dần trở nên hợp lý để có một khoản dự phòng cho mình trước những biến động khôn lường trong cuộc sống.

Vậy tiết kiệm bao nhiêu là đủ, nếu bạn không xác định được mình chi bao nhiêu mỗi tháng thì sẽ rất khó xác định bạn cần tiết kiệm bao nhiêu. Thông thường, người ta sẽ lập quỹ dự phòng rủi ro cho mình từ 6 tháng – 1 năm thậm chí hơn. Để đảm bảo an toàn khi đột nhiên mất nguồn thu.

3. ĐẦU TƯ

Sai lầm lớn nhất của việc tiết kiệm là không đầu tư. Nếu bạn không biết cách đầu tư, bạn sẽ phải làm công cả đời.

Bạn có thể là một người tiết kiệm giỏi, nhưng bạn có biết rằng giá trị số tiền tiết kiệm của bạn sẽ giảm đi nếu chỉ để yên đó. Trung bình tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 4%/năm. Có nghĩa là sau mỗi năm giá trị số tiền tiết kiệm của bạn sẽ giảm 4%.

Ví dụ: Bạn tiết kiệm được 1 tỷ, và để yên khoản tiền đó thì sau 1 năm, giá trị của 1 tỷ chỉ còn lại 960 triệu.

Nhưng thường người ta sẽ không để yên, họ sẽ gửi ngân hàng. Lãi suất ngân hàng hiện tại khoảng 5 – 7%, Mỗi năm số tiền của họ sẽ sinh lợi 1 – 3%. Một con số quá nhỏ, và nó sẽ phù hợp với những khoản tiết kiệm khổng lồ.

Hãy chọn cho mình một kênh đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro và từng giai đoạn tài chính của bạn sẽ giúp bạn nhanh chóng đi đến sự giàu có hơn.

Tóm lại, 3 trụ cột của sự giàu có là: Thu nhập, tiết kiệm và đầu tư. Nếu 3 trụ cột này được xây dựng vững chắc, sự thịnh vượng sẽ đến với bạn. Lúc đó, vấn đề của bạn không còn là tiền nữa, mà sẽ là một thứ khác lớn hơn mà chỉ khi chạm được mức độ đó, bạn mới cảm nhận được.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả