Ba lý do khiến Phần Lan chẳng "ngán" Nga, không "ngại" Mỹ
Không phải tự nhiên Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto là một trong những nhà lãnh đạo thế giới hiếm hoi nhận được sự tôn trọng của cả Nga và Mỹ.
Đã trải qua hơn nửa nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai, song ông Sauli Niinisto chẳng mấy nói nhiều về thành tựu của mình, dù chúng thực sự ấn tượng và đáng để học hỏi.
Phần Lan có vị trí địa lý và lịch sử tương đối đặc thù, khi là quốc gia cực Bắc của Liên minh châu Âu (EU) và có đường biên giới dài nhất với Nga. Giống như nhiều láng giềng khác của xứ bạch dương, quan hệ Helsinki – Moscow đã qua nhiều thăng trầm. Chiến tranh Mùa Đông (1939 – 1940) khiến Phần Lan thương vong tới 90.000 người, còn Liên Xô là 120.000 người. Liên Xô thu hồi vùng Karelia, đổi lại Phần Lan giữ được độc lập chủ quyền, điều được duy trì và kéo dài từ Thế chiến II cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, khác với phần lớn các láng giềng khác của xứ bạch dương, Phần Lan đã khéo léo gác lại quá khứ, xây dựng quan hệ tốt với Nga, Mỹ và EU. Trước ông Sauli Niinisto, Tổng thống Urho Kekkonen đã tận dụng quan hệ đặc biệt với Moscow để đi vào lịch sử khi cầm quyền 4 nhiệm kỳ và buộc Kremlin công nhận sự trung lập của Phần Lan.
Ông Sauli Niinisto không chỉ kế thừa, mà còn đưa di sản ấy lên tầm cao mới, chủ đông xây dựng quan hệ cân bằng giữa các thế lực có ảnh hưởng lớn trong khu vực như Nga, Mỹ hay EU, đưa Phần Lan thành quốc gia “không liên kết”. Theo tầm nhìn của ông, Phần Lan là một phần của EU và “thuộc về phương Tây”, song “vẫn là hàng xóm của phía Đông”. Sau đây là ba yếu tố chính trong tầm nhìn độc đáo của ông Sauli Niinisto.
Ưu tiên hàng đầu
Một ví dụ khác là quan hệ của Phần Lan với EU. Ông Sauli Niinisto nhiều lần không hài lòng trước hợp tác rời rạc giữa các thành viên EU trong phòng chống đại dịch Covid-19, khi kết quả này tương phản với những gì mà Phần Lan cùng láng giềng đã làm được nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Ông cũng thẳng thắn chỉ trích khối chưa thể phát huy tiềm năng do thiếu chính sách kinh tế và an ninh chung. Tuy nhiên, dưới thời ông, Phần Lan vẫn ủng hộ EU, mong khối tăng cường tính gắn kết, tầm ảnh hưởng và độc lập chính sách, bởi lợi ích của Helsinki nằm ở một châu Âu độc lập, thịnh vượng và mạnh mẽ.
Phần Lan cũng thường im lặng trong cấm vận của EU với Nga, để tránh rơi vào thế khó xử giữa Nga và EU dù trên thực tế, cấm vận của EU tác động đáng kể tới Helsinki. Với Mỹ cũng vậy: Tổng thống Phần Lan luôn né tránh các câu hỏi về thái độ của Phần Lan đối với động thái mới của Mỹ tại châu Âu. Thái độ này đóng vai trò không nhỏ trong đảm bảo lợi ích quốc gia của Phần Lan, duy trì vị thế “không liên kết”.
Nên đánh và nên tránh
Trong cuốn sách “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Một hồi ký ở Nhà Trắng” đầy tranh cãi, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cho biết: “Ông Niinisto nhắc ông Trump rằng ông Putin là chiến binh dũng mãnh và ông Trump cần sẵn sàng đáp trả khi bị tấn công.” Yêu cầu EU tăng cường ngân sách quốc phòng đóng góp cho Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một cách để châu Âu và Mỹ sẵn sàng trước đòn tấn công như thế.
Về Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Niinsto khẳng định: “Tôi có quan hệ rất tốt với ông ấy. Chúng tôi trò chuyện rất cởi mở, ngay cả về những vấn đề nhạy cảm.” Nhận định về quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo, Giám đốc của Viên Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Phần Lan Mika Aaltola nói: “Ông Niinisto là một người có đầu óc thực tế. Ông sẽ chẳng rao giảng về chủ nghĩa tự do, mà tập trung ngay vào những vấn đề trước mắt. Đó là cách ông xây dựng mối quan hệ công việc tốt với ông Putin, bất chấp câu chuyện Ukraine hay các vấn đề khác…”
Như để chứng minh cho điều đó, viết trên Twitter mới đây, ông Niinisto cho biết, ông đã điện đàm với ông Putin và thảo luận “về giải quyết tình hình căng thẳng tại Belarus”, cũng như vấn đề xung quanh việc về nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị nghi đầu độc. Quan hệ tốt với cả Nga và Mỹ ít nhiều giải thích tại sao Helsinki, chứ không phải Geneve hay Paris, được Washington và Moscow chọn tổ chức thượng đỉnh Nga – Mỹ năm 2018.
Tự lực tự cường
Tuy nhiên, hiện châu Âu đang phải đối mặt nhiều biến động, chia rẽ bất đồng ngày một lớn; tình hình thế giới thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường sau đại dịch Covid-19. Khi ấy, duy trì vị thế “không liên kết”, đảm bảo quan hệ cân bằng, xây dựng tiềm lực quốc gia và ảnh hưởng khu vực sẽ là bài toán không đơn giản với chính quyền ông Sauli Niinisto.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận