Ba lằn ranh đỏ đã siết Evergrande ?
Đối với PBoC, việc chọn Hệ số thanh khoản tức thời làm "thòng lọng" và yêu cầu nó phải 1 là rất mạnh tay. Nó loại bỏ các mối quan tâm về tồn kho và khoản phải thu của doanh nghiệp bất động sản. Đồng nghĩa với việc PBoC ép các doanh nghiệp bất động sản như Evergrande phải giảm tỷ lệ tồn kho xuống.
Bị siết hệ số thanh khoản mà mất thanh khoản thì dễ hiểu rồi. Nó cũng cho thấy những doanh nghiệp bất động sản hoạt động kiểu Evergrande có thể là một mô hình phát triển sai khi mà các quy định tài chính "ba lằn ranh đỏ" - trên thực tế không phải quá hà khắc - trở thành điều kiện tiên quyết để tiếp tục tiếp cận vốn của các NHTM.
Việc mất thanh khoản của Evergrande là một phần của việc gia tăng kỷ luật tài chính lên các doanh nghiệp bất động sản mà chính phủ Trung Quốc áp dụng bắt đầu từ tháng 8/2020. Theo đó doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn tài chính mới, thì mới được tiếp cận vốn.
Chúng bao gồm: (1) Tỷ lệ tiền mặt/Nợ ngắn hạn phải lớn hơn 1; (2) Tỷ lệ nợ sau khi trừ dự thu phải nhỏ hơn 70% và (3) Tỷ lệ nợ ròng/tổng tài sản < 100%.
Để hiểu tác động của ba chỉ số tài chính này đối với Evergrande như thế nào, tôi sẽ giải thích lần lượt từng "lằn ranh đỏ".
1. Tỷ lệ tiền mặt/Nợ ngắn hạn là chỉ số thanh khoản: cho biết doanh nghiệp có sắp xếp được phương án trả nợ hay không.
Với các doanh nghiệp, thường có 3 loại tài sản ngắn hạn là (i) tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt, (ii) khoản phải thu, (iii) hàng tồn kho. Xét về tính thanh khoản, thì sẽ giảm dần từ (i) đến (iii) còn tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì giảm dần từ (iii) về (i). Nhất là với các doanh nghiệp bất động sản.
Có ba loại chỉ số thanh khoản. Bao gồm:
- Thanh khoản nhanh = (i) + (ii) + (iii)/nợ ngắn hạn (kỳ hạn 12 tháng trở xuống). Nếu 0 < thanh khoản nhanh < 1 thì doanh nghiệp đã mất cân đối vốn và càng gần 0 thì nguy cơ mất cân đối vốn càng cao.
- Thanh khoản hiện thời = (i) + (ii)/nợ ngắn hạn. Nếu 0.5 < thanh khoản hiện thời < 1 thì an toàn và 1 thì rất an toàn.
- Thanh khoản tức thời = (i)/nợ ngắn hạn. Nếu tỷ lệ này tối thiểu = 0.5 thì được coi là an toàn. Tức là lượng tiền mặt hoặc tương đương của doanh nghiệp bất động sản ở ngân hàng phải = 50% giá trị khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong ba chỉ số này Trung Quốc đã áp chỉ số thứ ba, là "Thanh khoản tức thời" cho các doanh nghiệp bất động sản và yêu cầu nó phải 1. Điều đó cho thấy, từ góc độ vĩ mô, PBoC đã quan sát được tình trạng tồn kho hoặc danh mục phải thu của các doanh nghiệp bất động sản là quá cao.
2. Tỷ lệ nợ sau khi trừ dự thu = Hệ số về vốn tự có
Thường được tính = tỷ lệ nợ/tổng nợ vay. Thông thường các doanh nghiệp và cá nhân chỉ được vay 70% giá trị dự án. Để ngăn cản các doanh nghiệp bất động sản thu tiền từ người mua nhà theo cách làm "lấy mỡ nó rán nó" hoặc "tay không bắt giặc", PBoC đã yêu cầu tỷ lệ nợ này chỉ được tính sau khi khấu trừ các khoản thu trước từ người mua nhà, và yêu cầu nó phải nhỏ hơn 70%.
3. Tỷ lệ nợ ròng/Tổng nguồn vốn = Hệ số nợ
Thường được tính = tổng nợ/nợ + vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số nợ 1 thì thanh khoản rất kém. Ở hệ số này, PBoC cũng yêu cầu phải nhỏ hơn 100%.
Như vậy, ngoài chỉ số về thanh khoản bị áp chuẩn rất cao (1) thì các hệ số khác đều đang áp ở mức thông thường.
Tuy nhiên, với ba hệ số lần lượt là: Hệ số thanh khoản tức thời = 0,4; Hệ số nợ ròng = 183,1% và Hệ số nợ/vốn tự có = 82,7%, thì nó cho thấy thực tế từ năm 2019, Evergrande đã gặp khó khăn trong việc sắp xếp phương án trả nợ, vốn tự có rất thấp và có khó khăn về bài toàn ròng tiền.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận