Ba kịch bản tồi tệ mà thế giới có thể đối mặt nếu FED quá quyết liệt
Theo CNBC, thế giới có thể phải chịu những kịch bản tiêu cực nếu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quá quyết liệt trong việc nâng lãi suất.
Suy thoái toàn cầu
Một FED quyết liệt hơn có thể gây ra những tác động lớn tới các nền kinh tế thế giới. "Việc lạm phát Mỹ tăng cao hươn dự kiến đã có tác động tới các thị trường trên toàn cầu, và dường như khá chính xác khi cho rằng FED có thể góp phần gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu", Kristina Hooper, một chiến lược gia thị trường toàn cầu của Invesco cho biết.
Dù vậy, bà Hooper hy vọng rằng Mỹ sẽ vẫn có khả năng tránh được suy thoái và FED sẽ thành công "hạ cánh mềm" bằng cách đưa ra các chính sách diều hâu phù hợp nhưng vẫn dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng kinh tế Mỹ rõ ràng đang hướng tới sự giảm tốc đáng kể, và hạ cánh mềm đang ngày càng khó đạt được.
Trong khi đó, nhà kinh tế học Kenneth Rogoff hồi tháng 4 cho rằng một cuộc suy thoái của Mỹ có thể được châm ngòi bởi vòng xoáy tăng lãi suất, và sẽ kiềm chế nhu cầu xuất khẩu toàn cầu và làm rung chuyển các thị trường tài chính
Ảnh hưởng thứ cấp tới các ngân hàng
Central bank knock-on effect
Cuối tuần trước, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) xác nhận ý định tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm vào cuộc họp trong tháng 7, và có thể tăng thêm trong tháng 9.
Tuy nhiên, ECB đã triệu tập cuộc họp khẩn trong ngày 15/6, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu các chính phủ tăng trong khu vực eurozone. Stephane Monier - trưởng bộ phận đầu tư tại Banque Lombard Odier cho biết quyết định họp của ECB trước khi FED thông báo tăng lãi suất là đáng chú ý.
"Điều này có nghĩa rằng ở một khía cạnh nào nó họ lo sợ FED sẽ quyết tâm tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản - điều mà chúng ta đang chờ đợi, và rằng điều này sẽ có một số tác động đối với các tài sản rủi ro trên thị trường, và làm gia tăng sự mong manh của thị trường trái phiếu chủ quyền của châu Âu", nhà kinh tế Monier nói.
Trong khi đó, Carsten Brzeski, trưởng bộ phân vĩ mô của ING cho rằng các tác động hiện nay của chính sách diều hâu của FED có thể gây ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính sách châu Âu.
"Rõ ràng chúng ta sẽ thấy một đồng USD mạnh hơn và một đồng EUR yếu đi, điều gây quan ngại đối với một số quan chức ECB", chuyên gia này nói.
Giảm lợi nhuận
Theo Guy Stear, trưởng bộ phận nghiên cứu các thị trường mới nổi và tín dụng của Societe Generale, cùng với triển vọng suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư cũng lo ngại "suy giảm lợi nhuận" sắp diễn ra.
Theo nhà kinh tế Stear, khó khăn gây ra đối với chuỗi cung ứng - kết quả của cuộc chiến ở Ukraine, và các sự bất ổn địa chính trị cũng sẽ góp phần đe dọa lợi nhuận của các doanh nghiệp.
"Tôi nghĩ dù bất cứ chuyện gì xảy ra với triển vọng kinh tế, thì nền kinh tế càng suy thoái thì càng có khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm sút", ông khẳng định.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận