menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn

Ba kịch bản của đại dịch Coronavirus (Phần 2)

Sự thay đổi của từng cá nhân, quốc gia và thế giới chắc chắn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách thức đại dịch Covid-19 sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới.

Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng các kịch bản khác nhau và cách ứng phó với từng kịch bản để làm sao chúng ta không bị động, không bị bất ngờ trước bất kỳ tình huống nào.

Nhìn tổng quát, dựa vào đánh giá và cách ứng xử của các quốc gia trên thế giới hiện nay, ta dễ nhận thấy hầu hết chỉ xây dựng trên một kịch bản duy nhất.

Cách nhìn của họ theo kịch bản này tương đối lạc quan, cho rằng bệnh dịch sẽ sớm qua đi cũng giống như một loại cúm mùa và đến khoảng hết tháng 6, tức hết quý 2/2020, các quốc gia cơ bản sẽ khống chế được đại dịch Covid-19 và số người bị nhiễm cũng như xuống người bị chết sẽ giảm đáng kể; các hoạt động kinh tế và các hoạt động khác sẽ khôi phục trở lại bình thường như trước khi có dịch...

Tuy nhiên, ngay từ đầu khâu dự báo đã có vấn đề. Đặc biệt, ở những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 hiện nay như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha... họ nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề của Vũ Hán và của Trung Quốc, chứ không liên quan đến họ! Do đó, họ đã mất 3 tháng thời gian vàng quý báu để có những bước chuẩn bị và ứng phó cần thiết.

Do đó, hoàn toàn có khả năng là các dự báo "lạc quan" hiện nay sẽ không diễn ra theo như ý muốn chủ quan của chúng ta. Vấn đề đặt ra là nếu kịch bản xấu nhất xảy ra thì phương án dự phòng sẽ là gì?

Câu trả lời là nhiều quốc gia chả có phương án gì cả!

Còn nhớ, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam tất cả các chiến lược mà Mỹ áp dụng cho cuộc chiến đều dựa trên một giả định duy nhất là Mỹ thắng, chế độ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam được giữ vững. Bản thân chính giới Mỹ lạc quan đến mức chả có một kịch bản dự phòng nào hết. Khi Việt Nam lật ngược thế cờ, thì Mỹ ở thế bị động, trở tay không kịp. Sự bị động này không chỉ đưa đến việc Mỹ buộc phải rút hơn 500.000 quân về nước, mà còn làm cho Mỹ bị động và phá sản cả chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á, cũng như chiến lược toàn cầu trong một thời gian dài.

Do vậy, kể từ chiến tranh Vùng Vịnh 1991 trở đi, bất kỳ chiến lược quân sự nào của Mỹ ở nước ngoài đều bắt buộc phải có chiến lược dự phòng/chiến lược thoái lui (exit strategy) trong trường hợp kịch bản chính gặp trục trặc.

Trong chiến lược đối phó với đại dịch Covid-19 cũng vậy. Điều nhất thiết là phải dự báo được các kịch bản và từ đó xây dựng các phương án ứng phó cho phù hợp để tránh không bị động. Và cũng cần lưu ý rằng, đại dịch Covid-19 không phải là vấn đề quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề mang tính toàn cầu.

Một quốc gia ra có thể sớm "thoát nạn", nhưng việc phục hồi thế nào thì còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh ở các nước xung quanh, rồi xa hơn nữa là các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới. Nếu những nơi này vẫn tiếp tục "ngã bệnh" thì khả năng phục hồi hoàn toàn của quốc gia đó cũng sẽ bị chậm lại đáng kể do tính phụ thuộc lẫn nhau.

Tạm dự báo 3 kịch bản như sau:

KỊCH BẢN 1: Đại dịch Covid-19 sẽ chỉ kéo dài thêm khoảng ba tháng nữa, tức hết quý 2 năm 2020, bệnh dịch sẽ được khống chế và kiểm soát cả trên phạm vi khu vực lẫn phạm vi toàn cầu.

Đây là kịch bản tốt nhất đối với các quốc gia cũng như cả thế giới. Dù ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng khoảng thời gian dừng chân tại chỗ 3-4 tháng, có thể xem là bước tạm nghỉ, sau đó các hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân sẽ trở lại bình thường: Các trường học và công sở mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh, buôn bán, giao thông, du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng... dần được khôi phục.

Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại, nhưng các thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian.

KỊCK BẢN 2: Bệnh dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, nhưng vẫn tiếp tục lây lan ở mức độ thấp ở nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Thời gian kéo dài tình trạng này có thể từ 1 đến 3 năm cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19.

Nếu có thuốc đặc trị, Covid-19 lúc này chỉ được xem như một loại cúm mùa, giống như các loại cúm hay các căn bệnh khác mà loài người đã từng gặp phải như sởi, ho gà, bạch hầu, sốt rét, HIV... Chúng ta không loại trừ được hẳn Covid-19, nhưng hoàn toàn có thể sống chung với nó như các căn bệnh trên.

Theo kịch bản này, chúng ta vừa lo phòng chống không để dịch bệnh lây lan vừa phải lo khôi phục sản xuất. Còn các hoạt động trong xã hội, giao lưu giữa các quốc gia chưa thể khôi phục ở mức bình thường, mà chỉ duy trì ở mức tối thiểu.

Cũng theo kịch bản này, do bị ảnh hưởng kéo dài, kinh tế hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy trầm. Tuy chưa đến mức kiệt quệ, nhưng con người sẽ phải sống trong điều kiện mới khắc khổ và thiếu thốn hơn nhiều so với trước, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể để phòng chống dịch bệnh.

KỊCH BẢN 3: Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài bất chấp các biện pháp "cách ly" mà nhiều nước đang áp dụng. Số ca nhiễm cũng như số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức rất cao. Thế giới rơi vào tình trạng "bất động" kéo dài

Điều đáng lo ngại là Covid-19 bắt đầu dịch chuyển từ những quốc gia giàu có, với tiềm lực kinh tế và khả năng y học tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... sang bùng phát dữ dội ở những quốc gia nghèo, kém phát triển, nơi điều kiện vệ sinh và điều kiện y tế vô cùng lạc hậu như Châu Phi, Nam Á, Trung và Nam Mỹ, Trung Đông.

Theo kịch bản này, số người chết có thể lên tới hàng triệu cộng với hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm bệnh, khiến hệ thống y tế công và hệ thống phòng dịch cộng đồng ở hàng loạt quốc gia "thất thủ".

Các hậu quả đối với thế giới là vô cùng bi đát, phát triển của thế giới khi có thể bị kéo lùi hàng thập kỷ đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật và bạo lực hoành hành dữ dội, không chừa bất cứ nước nào và bất cứ khu vực nào.

Như cổ nhân đã nói, trong khi chúng ta hi vọng vào điều tốt đẹp nhất thì chúng ta cũng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất (We hope for the best, but prepare for the worst)

Trong 3 kịch bản nêu trên, kịch bản 1 là lạc quan, tốt đẹp nhất và ai cũng mong muốn điều đó xảy ra. Kịch bản 3 tồi tệ nhất không ai muốn, nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn. Còn kịch bản 2 xem chừng là khả dĩ hơn cả.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại