Ba động lực chính để nhóm thủy điện "phát sáng" trong nửa năm 2022 còn lại
Phiên 13/6, thị trường chứng khoán ghi nhận một nhịp giảm mạnh khi chỉ số VN-Index "đánh rơi" tới 57 điểm để lùi về dưới ngưỡng 1230 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện các đại diện nỗ lực tăng giá, tiêu biểu là nhóm cổ phiếu Điện, trong đó có nhiều đại diện nhóm thuỷ điện.
Theo thống kê và phân tích của Agriseco Research, trong quý 1/2022, các doanh nghiệp thủy điện vẫn duy trì đà tăng trưởng khi điều kiện thủy văn tốt kéo dài hơn dự kiến, LNST tăng trưởng mạnh từ 50% đến 300% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thủy điện đều tăng, hầu hết đạt từ 40% trở lên do giá phát điện cao hơn. Biên lợi nhuận ròng trung bình của nhóm quý 1/2022 đạt 48%, cao hơn nhiều so trung bình cùng kì năm 2021 (khoảng 37%).
Đồng thời, cơ cấu tài chính duy trì lành mạnh khi tỷ lệ nợ/VCSH của các doanh nghiệp thủy điện tương đối thấp, đặc biệt với các doanh nghiệp không có nhà máy mới vận hành trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, ROA và ROE của các doanh nghiệp thủy điện lại ở mức khá cao so với trung bình ngành do chi phí đầu vào ít bị tác động bởi cung-cầu hay diễn biến giá mà chủ yếu là các chi phí cố định. Ngoài yếu tố thủy văn tích cực, một số doanh nghiệp cũng tăng trưởng nhờ mở rộng công suất.
Điểm chú ý của toàn ngành Điện đang hướng tới những thay đổi trong Dự thảo Quy hoạch điện (QHĐ) VIII so với QHĐ VII với cam kết đưa mức phát thải ròng đến năm 2050 về 0, trong đó tập trung phát triển các nguồn năng lượng xanh. Có thể nói, xu hướng này sẽ đảm bảo biên lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi cơ chế giá với năng lượng tái tạo sẽ dần chuyển dịch từ ưu đãi trên mức cố định sang cơ chế đấu thầu trên thị trường phát điện cạnh tranh.
Ba yếu tố mở ra triển vọng hưởng lợi cho nhóm thuỷ điện nửa cuối năm 2022
Thứ ba, rủi ro thiếu hụt than và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến nhóm nhiệt điện khiến các nhà máy phải chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để bổ sung sản lượng thiếu hụt. Mặc dù giá bán đầu ra được EVN bao tiêu và tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành điện được cố định theo các hợp đồng PPA, nhưng chi phí đầu vào tăng cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy điện được hưởng lợi khi giá bán điện cao hơn năm ngoái, đồng thời tăng tỷ trọng phát điện trên thị trường cạnh tranh.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận