24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phượng Hồng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng ra sao lên Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu?

Liên minh châu Âu tung ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga do nước này mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Nhưng mặt khác châu Âu cũng phụ thuộc Nga về dầu khí. Lối thoát của EU có thể là Azerbaijan - một quốc gia giàu dầu khí.

Ứng viên Azerbaijan

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện nay sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống năng lượng toàn cầu. Phụ thuộc nặng nề vào dầu khí của Nga, châu Âu đặc biệt dễ bị rơi vào thế khủng hoảng nếu Nga quyết định ngừng xuất năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?
Tuyến đường ống Xuyên Adriatic – phương án thay thế việc nhập dầu khí từ Nga. Ảnh: Asia Times.

Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu tìm kiếm các phương án thay thế Nga ngay từ khi chiến sự nổ ra giữa Nga và Ukraine. Azerbaijan ở vào vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ chính sách đa dạng hóa nhằm hạn chế phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga. Xu hướng tránh phụ thuộc vào Nga được dự báo sẽ tăng mạnh sau cuộc chiến hiện nay.

Liệu Baku có khả năng đẩy nhanh cung cấp khí đốt nhằm ngăn ngừa các xáo trộn lớn đối với các nền kinh tế trong EU và kế sinh nhai của người dân ở đây?

Vào ngày 15/11/2020, Đường ống Xuyên Adriatic (TAP) – vận chuyển khí tự nhiên tới châu Âu từ mỏ khí Shah Deniz II ở Azerbaijan bắt đầu hoạt động thương mại.

Orkhan Zeynalov – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Năng lượng Azerbaijan cho biết: “Vào năm 2021, chúng tôi xuất 8,2 tỷ m3 khí tự nhiên sang châu Âu. Năm nay, chúng tôi có kế hoạch tăng xuất khẩu lên mức 9,1 triệu m3.

Trong năm 2023, Azerbaijan dự kiến sẽ cung cấp 11 tỷ m3 khí tự nhiên cho các nước châu Âu.

Hiện tại, EU nhập 169 tỷ m3 khí từ Nga. Nhưng quốc gia Azerbaijan giàu năng lượng có một chiến lược xuất khẩu dài hạn cho thị trường châu Âu, chiến lược này dựa một phần vào việc Azerbaijan gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo của chính mình.

Zeynalov lý giải: “Chúng tôi càng có thêm năng lượng tái tạo thì chúng tôi càng có điều kiện xuất khẩu khí đốt”. Ông này nói thêm., Baku kỳ vọng vào năm 2030 họ sẽ tăng năng lực về năng lượng tái tạo lên mức 30%.

Khí tự nhiên hiện chiếm hơn 2/3 tổng tiêu thụ năng lượng của Azerbaijan. Nếu Azerbaijan cố gắng tăng sản xuất điện từ các nguồn tái sinh, họ sẽ có thêm khí đốt để xuất khẩu.

Đó là lý do vì sao quốc gia Nam Kavkaz này đang tích cực chuẩn bị tạo ra các “vùng năng lượng xanh” ở Nagorno-Karabakh và những vùng phụ cận từng nằm dưới sự kiểm soát của Armenia cho đến năm 2020, khi Azerbaijan phát động cuộc chiến 44 ngày với phần thắng nghiêng hẳn về Azerbaijan. Baku cũng hướng tới việc phát triển năng lượng xanh ở những khu vực khác của Azerbaijan.

Năm 2020, Bộ Năng lượng Azerbaijan và công ty ACWA Power (của Saudi Arabia) ký một thỏa thuận về xây dựng một nông trang gió trị giá 300 triệu USD ở các khu vực Absheron và Khizi của Azerbaijan. Nhà máy này sẽ vận hành thương mại vào quý 3 năm 2023.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?
Tuyến đường ống Xuyên Adriatic đưa khí đốt từ Azerbaijan sang châu Âu. Ảnh: Daily Sabah.

Azerbaijan vẫn cẩn trọng với Nga

Vụ trưởng Zeynalov nói: “Chúng tôi muốn có vai trò lớn hơn trong kiến trúc an ninh năng lượng của châu Âu, nhưng chúng tôi sẽ không cố gắng thay thế thị phần của ai khác”.

Baku có khả năng cân bằng một cách thận trọng các mối mối quan hệ năng lượng và chính trị với tất cả các bên lớn. Về phần mình, EU gần đây phân bổ gói trợ giúp tài chính 2 tỷ euro cho Azerbaijan. Động thái này của EU được xem như chất bôi trơn cho bánh xe của các thỏa thuận năng lượng tương lai, cũng như là một cam kết gia tăng ảnh hưởng của họ ở vùng Kavkaz.

Đồng thời, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã ký một “thỏa thuận hợp tác đồng minh” vào ngày 22/2 đóng vai trò như bộ khung thúc đẩy quan hệ song phương.

Các điểm 31 và 32 của tài liệu trên đặc biệt thú vị do liên quan đến khía cạnh năng lượng trong hợp tác Nga-Azerbaijan. Theo thỏa thuận, hai nước có ý định làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong ngành nhiên liệu và năng lượng, bao gồm việc phát triển các mỏ dầu khí và vận tải các tài nguyên năng lượng.

Hiện tại, công ty năng lượng khổng lồ Lukoil của Nga sở hữu 9,9% mỏ Shah Deniz của Azerbaijan – mỏ khí tự nhiên lớn nhất tại nước này. Các cổ đông chính khác bao gồm hãng BP, SOCAR (của Azerbaijan), công ty TPAO (của Thổ Nhĩ Kỳ), hãng Petronas (của Malaysia), và NIOC (của Iran).

Có các dấu hiệu cho thấy cuối cùng EU có thể (tình nguyện hoặc do chịu sức ép của Mỹ) ngừng mua năng lượng của Nga. Nhưng một động thái như vậy sẽ chẳng khác nào tự bắn vào chân mình vì châu Âu nhận tới 40% lượng khí đốt của mình từ Nga.

Theo một số báo cáo, chỉ một ngày sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine tăng 38%, cho thấy có khả năng châu Âu lo lắng chiến tranh có thể tác động mạnh lên an ninh năng lượng của họ.

Nhận thức rõ xung đột ở Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình “chia ly” giữa Nga và châu Âu, nhiều nước châu Âu đang hy vọng tìm các nguồn thay thế cho năng lượng nhập từ Nga. Đến cả Ukraine cũng hy vọng được lấy dầu từ Azerbaijan, mặc dù kịch bản này trông không khả thi chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn.

Tuy nhiên Ukraine vẫn có thể trông cậy vào khí đốt của Azerbaijan. Vào thời điểm này, việc vận chuyển khí tự nhiên từ quốc gia Nam Kavkaz này sang Ukraine là khả thi thông qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là thông qua đường ống Xuyên Balkan, từ Hy Lạp, thông qua Bulgaria, và Romania./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả