menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đinh Thị Ngân

Apple phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng nhiều

Việc khai thác các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ đã không làm giảm bớt sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc, dựa theo dữ liệu chuỗi cung ứng của công ty, tình trạng của nhà sản xuất iPhone này càng trở nên nghiêm trọng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và hứa hẹn sẽ áp thêm nhiều thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này.

Apple phải đối mặt với 15% thuế quan mà chính quyền của ông Trump áp lên các mặt hàng chính được sản xuất tại Trung Quốc ví dụ như đồng hồ thông mình và tai nghe không dây bắt đầu từ ngày 01/09/2019, trong đó thuế quan áp lên mặt hàng bán chạy nhất của công ty, điện thoại iPhone, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/12/2019.

Một số ít các công ty Mỹ cũng có mối liên kết chặt chẽ với nền kinh tế lớn nhất châu Á này giống như Apple. Các nhà máy sản xuất theo hợp đồng thuộc sở hữu của Foxconn, Pegatron, Wistron và các nhà máy khác thuê hàng trăm ngàn công nhân chỉ để lắp ráp các thiết bị của Apple. Trong những năm gần đây, các nhà máy sản xuất theo hợp đồng của Apple đã được mở rộng đến nhiều quốc gia khác.

Ví dụ của một trong những quốc gia đó là Ấn Độ. Vào thời điểm năm 2015, quốc gia này không có địa điểm nào là nhà máy sản xuất theo hợp đồng của Apple, nhưng tính đến năm 2019, Ấn Độ đã có đến 3 cơ sở lắp ráp thiết bị của công ty Mỹ này. Trong số 3 cơ sở đó, có một nhà máy thuộc sở hữu của Foxconn – công ty này có kế hoạch tại mô hình từ dòng thiết bị gia đình iPhone X, dựa theo bài báo được xuất bản năm 2018 của Reuters.

Apple khai thác hoạt động ở Ấn Độ để né tránh thuế nhập khẩu đánh mạnh vào mặt hàng iPhone đến từ một trong những thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế giới trước đây (Mỹ), tương tự như động thái mở cửa một cơ sở sản xuất ở Brazil vào năm 2011 của Apple và Foxconn. Nhưng các nhà máy nằm ngoài Trung Quốc đều có quy mô nhỏ hơn và, trong trường hợp này là ở Ấn Độ và Brazil, Apple chỉ sử dụng những nhà máy này để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.

Trong khi đó, các nhà máy theo hợp đồng của Apple ở Trung Quốc đã được xây dựng thêm nhiều hơn so với các nhà máy không nằm ở Trung Quốc, chỉ tính riêng Foxconn đã tăng từ 19 nhà máy vào năm 2015 lên thành 29 nhà máy vào năm 2019 và công ty Pegatron cũng tăng từ 8 lên thành 12 nhà máy, dựa theo dữ liệu của Apple. Những vị trí nhà máy mới này xuất hiện từ khi Apple thêm mặt hàng đồng hồ, loa thông minh và tai nghe không dây vào dòng sản phẩm của họ.

Và ngoài những nhà máy theo hơp đồng, phần còn lại thuộc chuỗi cung ứng của Apple – những công ty bán chip, thủy tinh, vỏ nhôm, dây cáp, bảng mạch và còn nhiều nữa cho Apple – đều tập trung nhiều hơn ở Trung Quốc. Trong số tất cả các cơ sở của các nhà cung cấp, có đến 44.9% cơ sở đặt tại Trung Quốc trong năm 2015, tỷ lệ đó đã tăng lên thành 47.6% vào năm 2019, từ dữ liệu cho thấy. Báo Reuters đã phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng của 5 năm được Apple công bố.

Những dữ liệu đó bao gồm hơn 750 cơ sở sản xuất mỗi năm từ năm 2015 đến năm 2019 đối với top 200 nhà cung cấp hàng đầu của công ty có trụ sở ở California này, dựa theo chi tiêu của Apple. Công ty này không tiết lộ số tiền mà họ chi tiêu mỗi năm, và những công ty có mặt trong danh sách trên có thể thay đổi khi hàng ngàn các nhà cung cấp khác nhau của Apple thay phiên ra vào top 200.

Reuters đã sắp xếp dữ liệu và tính phần trăm tổng thể của chuỗi cung ứng dành cho Apple ở Trung Quốc. Có một vài trường hợp mỗi năm, Apple không cung cấp địa chỉ cụ thể của các cơ sở. Vào tháng 7/2019, Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple đã nói rằng ông “sẽ không đặt nhiều sự quan tâm” vào việc dự đoán công ty sẽ dùng cách nào để di dời các nhà sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc bởi vì thuế quan của Mỹ.

“Phần lớn các sản phẩm của chúng ta đều là loại có thể được sản xuất ở bất cứ đâu”, ông Cook cho biết trong cuộc gọi. “Một sản lượng đáng kể được sản xuất ở Mỹ và sản lượng nhiều được sản xuất từ Nhật Bản đến Hàn Quốc đến Trung Quốc, và Liên minh Châu Âu (EU) cũng đóng góp một sản lượng khá cân bằng … Tôi nghĩ rằng sản lượng đến từ những nơi này cũng có thể sẽ gánh vác được trong tương lai”.

Apple đối mặt với những trở ngại trong việc đa dạng hóa ra bên ngoài Trung Quốc, đến những nơi mà nhiều nhà cung cấp cho phép họ sản xuất ra hàng triệu thiết bị mỗi năm trong khi số hàng tồn kho chỉ được lưu trong vài ngày – một việc làm rất quan trọng đối với khoản tiền tự do theo sau phần chia cho các nhà đầu tư của Apple. Các nhà sản xuất điện thoại khác phải vận chuyển ít đơn vị hơn và linh hoạt hơn nhiều so với Apple.

Công ty Google cũng đang cho di chuyển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam bắt đầu từ năm nay (2019) vì công ty này muốn xây dựng một chuỗi cung ứng giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á, dựa nguồn tin từ Nikkei Asian Review. Nhưng quy mô hoạt động của Apple đang chống lại họ bởi vì có rất ít quốc gia có nguồn nhân lực rộng lớn bằng Trung Quốc.

Các nhà máy yêu cầu phải có các kỹ sư kỹ năng cao để thiết kế và khắc phục các sự cố của công cụ và sự cố trong quy trình sản xuất. Việt Nam, vốn sản xuất các phụ kiện cho Apple trong nhiều năm qua, có dân số chưa bằng 1/10 so với Trung Quốc. Thậm chí nếu như Apple có thể sản xuất các thiết bị ở Ấn Độ hay Việt Nam, thì số lượng sản phẩm cũng sẽ ít hơn so với số lượng chung mà Apple cần.

Ngoài Trung Quốc, “chỉ có một vài quốc gia trên thế giới là có cơ sở hạ tầng đủ để sản xuất 600,000 chiếc điện thoại một ngày”, Dave Evans, CEO của công ty chuỗi cung ứng Fictiv ở San Francisco, cho biết. Cho đến nay, các sản phẩm chính của Apple đã được miễn thuế quan. Và ông Cook cũng đã có được mối quan hệ thân thiết hơn với ông Trump khi được mời dùng bữa tối và dự các cuộc họp riêng tư tại Nhà Trắng.

Apple đã trả lời với các quan chức thương mại rằng nói chung họ tin thuế quan sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả mức giá cao hơn nhưng lại không cho biết liệu họ có kế hoạch chuyển chi phí thuế quan lên khách hàng bằng cách tăng giá hay không. Đối với các sản phẩm điện tử, nơi mà các bảng mạch được sản xuất đôi khi có thể xác định được quốc gia nào là nơi xuất xứ của sản phẩm đó, theo George R. Tuttle III, Luật sư hải quan chuyên làm việc với các công ty bán đồ điện tử.

Điều đó bỏ ngỏ khả năng các nhà sản xuất thiết bị có thể sản xuất các bảng mạch hoặc các linh kiện quan trọng khác bên ngoài Trung Quốc, đồng thời vẫn cho lắp ráp các thiết bị ở đó để né tránh thuế quan. Apple vẫn chưa tiết lộ kế hoạch nào giống như vậy. Nhưng cơ sở sản xuất tại Ấn Độ của Foxconn, vốn cũng làm việc cho công ty sở hữu hãng điện thoại Nokia – HMD Global và công ty Xiaomi, đã đưa ra khả năng sẽ sản xuất bảng mạch ở Ấn Độ, theo thông tin hai nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters vào năm 2018.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả