menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Mai

Áp trần chi phí lãi vay làm khổ doanh nghiệp?

Việc áp trần lãi suất 20% chẳng những không chống được tình trạng chuyển giá mà còn gây hại cho doanh nghiệp nội.

Nhiều chuyên gia khẳng định việc khống chế chi phí lãi vay khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng.

Mới đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Doanh nghiệp vạ lây

Trong một văn bản gửi Tổng cục Thuế về việc góp ý cho Nghị định 20, VCCI đánh giá đây là một Nghị định quan trọng giúp chống lại tình trạng chuyển giá, đặc biệt là chuyển giá ra nước ngoài để giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, giúp tránh sói mòn cơ sở thuế tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công trên, Nghị định cũng gây ra một số “tác dụng phụ” khi áp nghĩa vụ cho cả những trường hợp không có hành vi chuyển giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế”, VCCI đánh giá.

Cụ thể, khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp". Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Nếu áp theo điều khoản này, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ bị tính thành 2 lần, nguy cơ “lỗ chồng lỗ”, do vậy, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng về những bất cập của việc khống chế chi phí vay của Nghị định 20.

Đồng quan điểm với VCCI, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) khẳng định, ông không tán thành với quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Theo ông Châu, tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế” nhằm mục đích làm tăng tính minh bạch của các giao dịch liên kết, khuyến khích doanh nghiệp khai thác nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Không những thế, quy định này cũng có tác động đối với cả doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp bất động sản hoạt động theo mô hình “mẹ - con”, đa ngành, có nhiều doanh nghiệp liên kết.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bày tỏ, Chính phủ cho phép công ty mẹ EVN là chủ thể vay để cho vay lại tới các tổng công ty phát điện nhưng nếu tính theo Nghị định 20 thì doanh nghiệp này phải nộp thuế cao hơn. “Bản chất mối liên kết này không phải EVN vay về để cho vay lại nhằm mục đích chuyển giá. Nhưng theo Nghị định 20 thì EVN phải nộp thuế tăng 500 tỷ đồng”, ông Nam nói.

Doanh nghiệp nội chịu ảnh hưởng nhiều hơn?

Tại hội thảo về Nghị định 20 do Hiệp hội bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đã khẳng định trong khi tác động đến doanh nghiệp “ngoại” thì chưa thấy đâu thì các loạt các doanh nghiệp trong nước lên tiếng than bị “trói chân”.

Trong khí đó, bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Tổng Giám đốc Công ty TNHH PwC Việt Nam cho biết, khi Nghị định đề ra, công ty này đã có những thông báo tới cộng đồng doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thật sự quan tâm lắm.

“Chúng tôi thấy các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn doanh nghiệp nước ngoài. Phần vì tỷ lệ lãi, vốn vay của các doanh nghiệp nước ngoài không quá cao cho nên bản thân lãi suất cũng đã có sự khống chế nhất định”, bà Vân nói.

Theo vị này, để tránh việc chuyển giá, cần xem mức lãi suất đó hợp lý hay không. Đối với giao dịch khác có thể xem xét, có thể khó khăn, nhưng trong giao dịch cho vay thì việc này rất dễ. Việt Nam có thị trường liên ngân hàng, vậy với tất cả các khoản vay nước ngoài thì tỷ lệ bao nhiêu là phù hợp với mức độ rủi ro và thị trường.

“Vấn đề là chúng ta định nghĩa lãi suất khống chế như thế nào, hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ra sao? Đối với doanh nghiệp nước ngoài khi mới đầu tư vào Việt Nam họ đã xem xét điều này, còn những doanh nghiệp FDI đang hoạt động, thì mức độ quan tâm của họ rất ít, phản ứng không nhiều bằng hiệp hội các doanh nghiệp trong nước”, bà Vân cho biết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả