menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phú Đô

Áp lực lớn với kiểm soát lạm phát 2022

Nhiều lo ngại về rủi ro lạm phát sẽ gia tăng trong năm 2022 khi triển khai thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế với quy mô lớn. Song, ngay cả trong năm nay khi dự báo lạm phát nằm trong vòng kiểm soát thì những rủi ro tăng giá trong nền kinh tế vẫn hiện hữu khi giá xăng dầu, sắt thép, xi măng cùng nhiều mặt hàng tiêu dùng... đồng loạt được điều chỉnh tăng trong thời gian gần đây.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết, các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022. Đây là những việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý. Đồng thời, phải giữ ổn định giá các hàng hóa Nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), đánh giá: Việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 sẽ chịu áp lực rất lớn, thậm chí "căng như dây đàn" do nhiều mặt hàng trong nước như giá điện, giá dịch vụ giáo dục đào tạo, y tế sẽ được điều chỉnh tăng, do đã giảm hoặc không tăng trong năm nay, đồng thời giá nguyên liệu, xăng dầu thế giới tiếp tục tăng.

Theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện tại do kinh tế suy thoái và lãi suất thấp nên lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức chưa đáng lo ngại. Tuy nhiên, theo tiến trình kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi nền kinh tế, giá dầu và giá nguyên vật liệu tăng, rủi ro gia tăng lạm phát vẫn là hiện hữu. Chính vì vậy, để kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp, cần phối hợp hữu hiệu chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa.

"Kinh tế số là một nhân tố giúp giảm áp lực tăng giá từ yếu tố tiền tệ. Mặt khác, chúng ta cần thận trọng với các cú sốc có thể có từ bên ngoài về tăng giá đầu vào. Đây là kênh quan trọng có thể truyền dẫn lạm phát từ bên ngoài vào thị trường trong nước", ông Tuấn nhìn nhận.

Về kinh tế số, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện đầy đủ các giải pháp cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; chú trọng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm chi phí và giá thành vận chuyển, thành lập tổ công tác liên ngành của các bộ và các cơ quan liên quan để rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn về chi phí logistics và tình trạng thiếu container, tiếp tục cắt giảm các loại phí, chi phí đối với các hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, dự báo lạm phát năm 2022 sẽ nhích lên, nguyên nhân là kinh tế Việt Nam phục hồi chậm hơn so với một số nước trên thế giới. Năm sau, sức bật sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, cộng với lượng cung tiền mạnh hơn thông qua việc thực hiện các biện pháp kích thích, hỗ trợ bằng tài khóa, tiền tệ sẽ tạo áp lực lớn cho việc kiểm soát lạm phát.

"Việt Nam không nên chủ quan với lạm phát, do đó cần tăng vòng quay tiền trong nền kinh tế thực, nắn dòng tiền vào những lĩnh vực có tính lan tỏa cao...", ông Lực nói. Vì vậy, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo Ban Chỉ đạo điều hành giá, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung và việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu kép của Chính phủ. Qua đó vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá đối với các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, điện, thực phẩm, phân bón và thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh và sinh phẩm, vật tư y tế…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại