Áp lực cuộc sống khiến nhiều người Nhật Bản chọn lối sống tự cung tự cấp
Không ít người Nhật Bản đang kiệt sức vì làm việc nhiều giờ và quản lý các mối quan hệ tại công ty.
Bỏ phố về quê
Katsuhiko Kaneko, 43 tuổi, cảm thấy mình không thể tiếp tục làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng với mức độ căng thẳng cao ở Tokyo. Anh và quyết định bắt đầu sống một cuộc sống được bao quanh bởi thiên nhiên. Anh trở về tỉnh Saitama, nơi cha mẹ anh đang sinh sống, tự mở minshuku của riêng mình vào năm 2019. Các nhà trọ kiểu minshuku thường cung cấp 2 bữa ăn với một đêm nghỉ ngơi và bồn tắm truyền thống.
Trước đây, Kaneko theo đuổi nghề đầu bếp sau khi tốt nghiệp đại học. Anh từng làm ở nhiều nhiều nơi như khách sạn ở Australia, quán cà phê ở Hong Kong (Trung Quốc) hay nhà hàng sushi tại Tokyo.
Thời gian này, một ngày làm việc của anh có khi lên đến 17 tiếng. Tình trạng làm việc này khiến sức khoẻ của anh ngày càng suy kiệt. Thậm chí, bác sĩ đã cảnh báo công việc quá tải có thể “giết chết” anh.
Do đó, Kaneko và vợ Yuka Abe (28 tuổi) đã quyết định rời bỏ thành phố đầy áp lực để về quê theo đuổi lối sống tự cung tự cấp và làm nông nghiệp quy mô nhỏ.
Trở về quê hương Saitama, anh làm quản lý cho nhà nghỉ bình dân. Sau khi tích lũy được một số kinh nghiệm, Kaneko xin nghỉ, tự mở minshuku của riêng mình vào năm 2019.
Tại đây, họ tự trồng nhiều loại rau và tự làm các vật dụng gia đình thiết yếu từ gỗ cũng như các nguyên liệu khác.
Trong cơ ngơi của mình, hai vợ chồng nuôi 5 con gà mái đẻ trứng, trồng đậu nành, cà chua, cà tím, củ cải daikon, gừng, cà rốt, như gạo và lúa mì để tự cung cấp thức ăn hàng ngày.
Để thực phẩm sử dụng được lâu, hai vợ chồng làm bột đậu nành, cà chua và cà tím xay nhuyễn, củ cải khô, cà rốt ngâm chua. Họ còn làm mì udon và bánh mì từ lúa mì. Một số rau gia vị như cỏ đuôi ngựa, ngải cứu hay diếp cá cũng được lấy trực tiếp từ vườn nhà.
Tổng cộng, quy mô đất trồng trọt của cặp đôi trên 15.000m2 đất, tương đương kinh doanh nông nghiệp quy mô nhỏ.
Bên cạnh đó, cặp đôi còn thường xuyên chia sẻ những hoạt động của trang trại cũng như nhà nghỉ trên trang cá nhân và nhận được nhiều sự quan tâm.
Sau khi học hỏi nhiều kỹ năng sống tự cung tự cấp, hai vợ chồng tổ chức các buổi hội thảo và đi du lịch khắp Nhật Bản trên chiếc xe bán tải nhỏ.
Trong các hội thảo này, Abe tập trung hướng dẫn mọi người kỹ thuật làm khô cây và nhiều nguyên liệu thực phẩm khác…
Không tách biệt với xã hội
“Có rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc nhiều giờ như tôi trước đây. Đôi khi chính việc tự làm ra nông sản, tự cung tự cấp ở một mức nào đó đem đến cho con người sự tự do”, Kaneko nói. Sự tự do mà anh đề cập tới, về bản chất là giá trị tinh thần hơn là vật chất.
Tuy nhiên, Kaneko và Abe không hề cứng nhắc về lối sống tự cung tự cấp. Để mua một số thứ mình cần, Kaneko và Abe bán rau, củ họ trồng được trong trang trại.
Họ vẫn mua các loại gia vị, hạt nêm và thực phẩm khác mà khó có thể tự làm ở nhà. Họ cũng mua thịt, cá để cải thiện bữa ăn và có điện, nước sinh hoạt. Cặp đôi này chia sẻ họ không cho rằng lối sống tự cung tự cấp là sống xa rời xã hội.
Tháng trước, Abe đã có bài giảng về lối sống tự cung tự cấp tại quận Omotesando của Tokyo. Trước đó, blog của Abe đã thu hút sự chú ý của nhân viên tại trường đại học này. Họ mời cô tới thuyết trình.
Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, buổi chia sẻ của hai vợ chồng thu hút rất đông người tham dự.
Kaneko cũng được mời phát biểu với tư cách giảng viên khách mời. Anh nói về bí quyết làm vườn để có thể trồng nhiều loại rau.
Những người đến nghe bài giảng của hai vợ chồng có nhiều mục đích khác nhau. Một số muốn tập trồng lúa trên diện tích nhỏ, người khác lại mong muốn làm sao có thể vừa sống được ở nông thôn, vừa sống được ở thành thị.
Anh Jiro Fukai, người tổ chức chương trình cho biết: “Tuy nhiên, hầu hết những người tham dự đều chia sẻ họ có cảm giác thiếu một vài thứ quan trọng trong cuộc sống hiện tại”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận