Áp dụng tiêu chuẩn thanh toán quốc tế cho stablecoin
Một báo cáo mới về việc áp dụng các tiêu chuẩn thanh toán quốc tế cho stablecoin được chào đón và yêu cầu các stablecoin phải tuân theo cách tiếp cận “cùng kinh doanh, cùng rủi ro, cùng quy tắc”.
Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng đang ngày càng thúc đẩy các sáng tạo của khu vực tư nhân trong lĩnh vực tài chính trên toàn cầu, đặc biệt là mảng thanh toán. Trong đó, những phát triển gần đây của stablecoin, loại tiền mã hoá sinh ra để tránh sự biến động của những người “anh em họ” tiền điện tử nổi tiếng hơn như Bitcoin, ETH hay nhiều đồng tiền khác, vì giá trị của stablecoin được hỗ trợ bởi một nhóm tài sản.
Các sáng kiến thanh toán mới chỉ thành công, khi chúng cung cấp dịch vụ tốt hơn và khả năng tiếp cận tài chính lớn hơn, chứ không phải vì chúng có thể hoạt động theo các tiêu chuẩn thấp
Đáng chú ý, stablecoin có tiềm năng hỗ trợ cạnh tranh trong thanh toán, triển khai công nghệ và đổi mới để giảm chi phí, cũng như cung cấp các dịch vụ mới. Nhưng khi được sử dụng ở quy mô lớn như một phương tiện thanh toán, thì chúng cũng tiềm ẩn rủi ro trọng yếu cho hệ thống tài chính nói chung. Đến một thời điểm nhất định, khi cơ hội đủ chín muồi, hệ thống tài chính toàn cầu có khả năng sẽ phải thay đổi luật chơi.
Có thể thấy mỗi ngày, hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, cũng như khu các vực tài chính phải dựa vào hệ thống thanh toán để chuyển tiền. Các mạng lưới này là nền tảng của hệ thống tài chính, hỗ trợ hầu như mọi giao dịch trong nền kinh tế. Nếu chúng bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì, hoặc nếu người dùng mất niềm tin vào chúng, tác động đến sự ổn định tài chính và nền kinh tế thực là rất lớn. Do đó, thay đổi và đổi mới công nghệ là điều cần thiết cho sự phát triển liên tục của hệ thống tiền tệ và thanh toán.
Theo đánh giá của Ashley Alder, Giám đốc điều hành của Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Hồng Kông, những tiến bộ trong công nghệ tài chính là cần thiết, nhưng không được dẫn đến các tiêu chuẩn an toàn thấp hơn mà rủi ro cao hơn. Các sáng kiến thanh toán mới chỉ thành công, khi chúng cung cấp dịch vụ tốt hơn và khả năng tiếp cận tài chính lớn hơn, chứ không phải vì chúng có thể hoạt động theo các tiêu chuẩn thấp.
“Trong quá khứ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã phơi bày rõ ràng những hậu quả trong thế giới thực của việc đổi mới không được kiểm soát, các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý chứng khoán đã làm việc cùng nhau, để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng cho các hệ thống thanh toán”, ông nói.
Thực tế, những nỗ lực này đã tạo ra Nguyên tắc về Cơ sở hạ tầng Thị trường Tài chính (PFMI), được ban hành vào năm 2012 bởi Tổ chức Quốc tế về Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) và Ủy ban Thanh toán và Cơ sở Hạ tầng Thị trường (CPMI) tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Theo đó, các nguyên tắc được thiết kế để đảm bảo rằng, tất cả các yếu tố chính của cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, bao gồm cả hệ thống thanh toán đều an toàn, mạnh mẽ và người dùng có thể tin tưởng vào chúng. Cũng vì lý do này, CPMI và IOSCO vừa qua đã xuất bản một báo cáo tham vấn về việc áp dụng các tiêu chuẩn thanh toán quốc tế dành riêng cho stablecoin. Báo cáo mới được cho là đã tạo ra một cột mốc quan trọng trong ba khía cạnh như sau:
Báo cáo nhấn mạnh đến việc các nhà phát triển sử dụng công nghệ khác nhau và có thể có cách quản trị khác nhau. Hơn nữa, không giống như các hệ thống thanh toán khác như chuyển tiền dưới dạng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương, hay tiền gửi ngân hàng thương mại, các chương trình stablecoin không chỉ chuyển tiền mà còn có khả năng tạo ra tiền. Đồng thời đặt ra kỳ vọng về tính thanh khoản và độ tin cậy của stablecoin, cũng như quyền của người sở hữu đồng tiền, bao gồm cả quyền trao đổi đồng xu theo yêu cầu thành tiền mặt với mệnh giá đầy đủ.
Trong một phân tích trên tờ South China Morning Post, Ashley Alder và Jon Cunliffe, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh cùng đưa ra quan điểm rằng, cấu trúc nội bộ và khuôn khổ pháp lý của stablecoin hiện tại có thể khiến họ rất khó tuân thủ PFMI nếu không tự cải tổ.
Chính vì vậy, báo cáo stablecoin mới này là một bước quan trọng, để công nhận lời hứa và lợi ích của tài chính kỹ thuật số, đồng thời bảo vệ công chúng khỏi những rủi ro không thể xem nhẹ. Để hướng đến kết quả cuối cùng là tất cả mọi người đều có thể thanh toán nhanh chóng, chi phí thấp và minh bạch, cho dù trong nước hay xuyên biên giới.
“Để đạt được điều đó, cần khuyến khích đổi mới và cạnh tranh, giúp người dùng có quyền truy cập vào các dịch vụ mới và lựa chọn nhà cung cấp. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém, các dịch vụ thanh toán đang hoặc có khả năng trở thành hệ thống cần phải mạnh mẽ và an toàn, vì lợi ích của người dùng và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu”, Ashley Alder và Jon Cunliffe đồng khuyến nghị.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận