Áp dụng quy luật cân bằng vào đầu tư chứng khoán
Áp dụng quy luật cân bằng vào đầu tư chứng khoán
1. Quy luật cân bằng là gì?
Đó là mọi sự vật, sự việc luôn tự cân bằng với nó. Mọi thứ đều có đối trọng, có âm ắt có dương tương ứng khác phía.
Mọi sự vật đều hoạt động dựa trên luật cân bằng. Muốn phát triển phải phá vỡ thế cân bằng hiện tại, sau đó phải tự cân bằng lại được. Nếu không cân bằng lại được thì sẽ tụt lùi xuống
2. Áp dụng
A. Cổ phiếu ở vùng cân bằng, đó là vùng giá tích lũy
B. Cổ phiếu ở thế cân bằng đó là cung - cầu ngang nhau
C. Cổ phiếu ở thế cân bằng là vận động tự nhiên, chưa bị thao túng, gía cổ phiếu phản ánh giá trị của doanh nghiệp, chưa bị làm giá mạnh.
Tức là kết quả kinh doanh đã được phản ánh vào giá.
Khi nào cổ phiếu bị mất cân bằng?
1. Khi doanh nghiệp phá vỡ được sự cân bằng tạm thời để tăng trưởng hoặc suy thoái
2. Do thao túng của BBs và nhà tạo lập
3. Do phản ứng thái quá, đặc biệt là hành động đua mua giá cao hoặc hoảng loạn bán tháo của NĐT cá nhân
Vậy cổ phiếu chỉ tăng giá mạnh khi phá vỡ được thế cân bằng của nó trong hiện tại. Động lực để sinh ra điều đó là:
1. KQKD đột phá, có chiến lược mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, nhà máy mới, blđ mới...
2. CP có sức mạnh phá vỡ xu thế dao động cân bằng trong vùng trading, vùng tích lũy
3. Cổ phiếu được BBs, đội lái đánh lên
Khi tăng mạnh, hay giảm mạnh, cổ phiếu đều phải thiết lập trạng thái cân bằng rồi mới tăng hay giảm tiếp.
Điều này thể hiện ra các nhịp hồi sau những phiên giảm mạnh, hoặc những nhịp điều chỉnh thông thường sau những phiên tăng giá mạnh, để tái thiết lập vùng giá cân bằng mới. Sau khi thiết lập vùng giá cân bằng, muốn đi lên hay đi xuống lại tiếp tục phá vỡ thế cân bằng bằng những điều kiện nêu trên.
Cổ phiếu thiết lập được trạng thái cân bằng được biểu hiện bằng dao động giá nhỏ dần, vol nhỏ dần và chỉ biến động trong 1 khoảng không gian nhất định.
Cổ phiếu tăng mạnh khi sự kì vọng của NĐT phá vỡ sự cân bằng giữa giá trị nội tại công ty với giá cả công ty trên thị trường.
Khi cổ phiếu chạy, cần có những nhịp nghỉ ngơi, tái tích lũy để lấy lại thế cân bằng, tránh tăng sốc. Như vậy cổ phiếu sẽ tích lũy năng lượng để đi được xa.
Nếu cổ phiếu tăng 1 mạch mà không nghỉ thì sớm muộn cũng cắm đầu rất sâu để lấy lại thế cân bằng tự nhiên của nó.
Các vùng tái tích lũy trên đường đi gọi là những nền tảng tích lũy, được biểu hiện ra ngoài bởi các mẫu hình.
Các mẫu hình này được tái thiết lập liên tục thì thế cân bằng của cổ phiếu sẽ được duy trì thường xuyên liên tục, như vậy giá cổ phiếu mới vững chắc đi được xa.
Khoảng cách giữa các nền giá càng ngắn thì càng giúp cổ phiếu đi xa hơn. Cổ phiếu có giãn cách giữa các nền giá càng xa chứng tỏ sự cân bằng được thiết lập yếu, chông chênh, lên nhanh rồi xuống cũng nhanh.
Do vậy khi nhìn mẫu hình biểu đồ, chúng ta phải đặc biệt QUAN TÂM VÙNG GIÁ CÂN BẰNG ĐỂ TÌM KIẾM CƠ HỘI. Và phải tránh XA NHỮNG VÙNG GIÁ MẤT CÂN BẰNG KẺO MẤT TIỀN NGU.
Đối với tâm lí cá nhân nhà đầu tư cũng cần cân bằng rất nhiều yếu tố khi tham gia giao dịch.
1. Cân bằng THÂN -TÂM - TRÍ
Ở đây có nghĩa là muốn trở thành nhà giao dịch siêu hạng, bạn phải cân bằng được yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể bạn.
Những yếu tố đó là:
A. Sức khỏe
B. Tâm lí giao dịch
C. Tư duy, kĩ năng, chiến lược giao dịch
Để làm tốt công việc giao dịch thì tất cả các thành phần trên đều phải ở mức TỐT
Tập trung quá vào 1 yếu tố sẽ làm mất đi sự cân bằng và làm chúng ta giao dịch thất bại
Câng bằng giữa tỉ lệ Lợi nhuận/rủi ro:
Muốn có lợi nhuận, theo thời gian, bạn phải luôn giữ được tỉ số lợi nhuận/rủi ro >2/1. Nếu không làm được như vậy, bạn có thể sẽ rơi vào trường hợp thắng 9 lần nhưng lần thứ 10 thua bạn vẫn lỗ vì tăng vốn sau những lần lãi và đang chìm đắm trong niềm vui chiến thắng
3. Cân bằng giữa việc đầu tư kiếm lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận
Khi kết thúc 1 thương vụ có lãi. Bạn nên rút tiền về cất đi 1/2 vào tài khoản tiết kiệm hoặc dùng 1 khoản tiền để biếu bố mẹ, mua quà cho người thân, tự thưởng cho bản thân và cho đi đóng góp cho xã hội
Mục đích bên ngoài của đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng sâu thẳm bên trong công việc đầu tư là tìm ra chính mình từ đó dùng việc đầu tư để hiệu chỉnh bản thân, lấy kết quả đầu tư làm thước đo cho sự trưởng thành cả về THÂN - TÂM - TUỆ
NOTE: Cân bằng về mẫu hình
Khi xem xét một mẫu hình, chúng ta luôn phải tìm 2 điều:
1. Sự cân bằng cung cầu, giá và khối lượng trong 1 xu hướng đi lên hoặc đi xuống
2. Sự phá vỡ thế cân bằng để đi lên hoặc đi xuống.
Trong khi quan sát 1 mẫu hình. Nếu cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy, những vùng siết chặt cả về giá và khối lượng sẽ là vùng cân bằng, tại đây để nhận biết cổ phiếu có xu hướng tăng hay không, hãy quan sát những dấu ấn dòng tiền vào bằng những phiên giá tăng mạnh, vol lớn. Đặc biệt những phiên bùng nổ mạnh theo xu hướng đi lên phá vỡ thế cân bằng đang được thiết lập là thời điểm tốt nhất để tham gia vào vị thế mua.
Bất kể khi nào cổ phiếu điều chỉnh nhưng ngay sau đó tìm lại được thế cân bằng bằng những phiên hồi giá tăng mạnh vol lớn thì đó là dấu hiệu cho thấy đó chỉ là điều chỉnh thông thường và giá sẽ còn tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.
Thời gian tự cân bằng lại sau khi bị điều chỉnh mạnh sẽ quyết định cổ phiếu đó mạnh hay yếu hơn so với chính nó và so với thị trường chung.
Nếu sau một vài nhịp giá nhanh chóng lấy lại được thế cân bằng trong khi TT chung vẫn còn đang điều chỉnh thì đó là cổ phiếu mạnh hơn TT chung và nó đang thể hiện sức mạnh của giá.
Nếu thời gian cân bằng quá lâu thì đó là tín hiệu cho thấy sức mạnh giá ở xu hướng cũ đang yếu dần. Giá sẽ sớm đổi chiều.
Nếu cổ phiếu tăng quá nhanh thì đó là nén thời gian, tham gia mua sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị kéo ngược phải cắt lỗ.
Cổ phiếu lao dốc nhanh, mạnh mà tham gia bắt đáy cũng rất nguy hiểm vì chỉ có 1 vài nhịp hồi lại lao tiếp.
Do vậy, chỉ khi nào CỔ PHIẾU CÂN BẰNG CẢ GIÁ VÀ VOL. Chúng ta mới tham gia!
Chúc các bạn đầu tư thành công!
Lưu ý: Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. 24HMoney không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư khi sử dụng những thông tin này. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận