Ấn Độ phê duyệt vắc-xin Covid-19 không cần kim tiêm Zycov-D
Trong ngày 20/08, Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm Ấn Độ cấp phép khẩn cấp cho Zycov-D – một vắc-xin trị Covid-19 do Zydus Cadilla phát triển và đặc biệt hơn vắc-xin này không cần kim tiêm.
Đây là vắc-xin đầu tiên mà Ấn Độ sử dụng cho người lớn cũng như trẻ từ 12 tuổi trở lên. Ngoài ra, Zycov-D cũng là vắc-xin dựa vào DNA người đầu tiên trên thế giới chống lại Covid-19 và cũng không cần dùng kim tiêm, đồng thời có khả năng giảm thiểu phản ứng phụ.
Kết quả tạm thời từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên 28,000 tình nguyện viên cho thấy ZyCoV-D đạt hiệu quả 66.6% đối với các trường hợp dương tính có triệu chứng được xác nhận bằng xét nghiệm RT-PCR.
“Đây là đợt thử nghiệm vắc-xin Covid-19 lớn nhất của Ấn Độ. Vắc-xin này đã thể hiện khả năng sinh miễn dịch và khả năng dung nạp và độ an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I/II. Cả hai thử nghiệm lâm sàng Giai đoạnI/II và Giai đoạn III đều được giám sát bởi Ban Giám sát An toàn Dữ liệu (DSMB) độc lập", Bộ Công nghệ Sinh học cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Vắc-xin này được Zydus Cadilla phát triển cùng với Bộ Công nghệ Sinh học theo chương trình mang tên “Mission COVID Suraksha”. Vắc-xin này – cần phải tiêm 3 liều – khi sử dụng sẽ tạo ra các protein gai như của SARS-CoV-2 để kích thích cơ thể sinh miễn dịch, theo Bộ Công nghệ sinh học Ấn Độ.
Người chọn vaccine ZyCoV-D cần được tiêm 3 mũi cách nhau 28 ngày. Đối tượng có thể tiêm là người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Zydus Cadila cho biết loại vaccine này giữ được "trạng thái ổn định tốt” ở 25 độ C trong ít nhất 3 tháng. Theo Bộ Công nghệ Sinh học Ấn Độ, sau khi được phê duyệt khẩn cấp, vaccine ZycoV-D sẽ sớm sẵn có và việc dự trữ đã được triển khai.
Trong tuyên bố trước đó, Công ty cho biết họ kỳ vọng sản xuất 100-120 triệu liều hàng năm và 50 triệu liều cho tới cuối năm 2021.
“Chúng tôi cực kỳ hào hứng rằng các nỗ lực tạo ra một vắc-xin an toàn, khả năng dung nạp cao và hiệu quả để chống Covid-19 đã trở thành sự thật với ZyCoV-D. Để tạo ra vắc-xin dựa trên DNA người đầu tiên tại thời khắc quan trọng này và bất chấp mọi thách thức là một thành quả tuyệt vời của các nhà khoa học nghiên cứu Ấn Độ và tinh thần đổi mới của họ”, Pankaj Patel, Chủ tịch của Zydus Group, cho biết trong một tuyên bố.
Đây là loại vắc-xin Covid-19 thứ 5, sau Covishield, Covaxin, Sputnik V và Moderna được phép sử dụng ở Ấn Độ. Đến nay, chương trình tiêm chủng của Ấn Độ cơ bản sử dụng Covishield và Covaxin, chiếm tới gần 90% số liều đã tiêm đến thời điểm hiện tại. Khoảng hơn 30% người trưởng thành Ấn Độ đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 và 10% đã tiêm 2 liều.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận