Ấn Độ đòi hỏi thái quá, hiệp định thương mại 16 nước châu Á đình đốn
Thỏa thuận nếu được thông qua sẽ bao trùm một khu vực rộng lớn với hơn một nửa dân số thế giới.
Ấn Độ tiếp tục đưa ra nhiều đòi hỏi phút cuối ngay cả sau khi đã đồng ý với những điều khoản trong hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, điều này ngăn lãnh đạo các nước châu Á thông báo về một sự đột phá với thỏa thuận thương mại giữa 16 nước này tại hội nghị thượng đỉnh ở Bangkok vào tuần tới, theo những nguồn tin thân cận với vụ việc được Bloomberg trích đăng.
Trong những ngày gần đây, Ấn Độ đã khiến cho nhà đàm phán khác tức giận bằng việc đưa ra thêm nhiều yêu cầu với thỏa thuận này, đây là thỏa thuận thương mại được sự hỗ trợ của Trung Quốc. Thỏa thuận nếu được thông qua sẽ bao trùm một khu vực rộng lớn với hơn một nửa dân số thế giới. Các nhà lãnh đạo ban đầu đã có kế hoạch sẽ thông báo về thỏa thuận ban đầu vào ngày 4/11/2019 khi họ nhóm họp tại cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Các nhà đàm phán chính vẫn tự tin rằng họ có thể đạt được một thỏa thuận nói chung nhằm giảm đi thuế quan. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) trong cuộc gặp gỡ được lên lịch vào ngày thứ Năm tại Bangkok. Bất kỳ thỏa thuận nào sẽ dọn đường cho các nước chốt được chi tiết về khung pháp lý trong những tháng tới.
Một sự đột phá trong các cuộc đàm phán đã kéo dài đến 7 năm sẽ đánh dấu một chiến thắng cho tự do thương mại trong bối cảnh thuế quan và bảo hộ tăng cao. Thỏa thuận này sẽ khiến cho kinh tế nhiều nước châu Á có thêm nhiều mối liên kết với Trung Quốc ở thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thuyết phục châu Á né tránh các khoản vay hạ tầng từ Trung Quốc và công nghệ 5G Trung Quốc.
Dưới thời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Ấn Độ đã điều chỉnh tăng một số loại thuế. Ấn Độ cho đến nay luôn có quan điểm riêng bởi lo ngại về khả năng nước này sẽ bị ngập với hàng hóa Trung Quốc giá rẻ.
Ông Modi mới được bầu làm Thủ tướng trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2019, ông đã đồng ý sẽ tiếp bước đàm phán thỏa thuận RCEP sau khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an. Trung Quốc đã tốn nhiều công sức để đẩy nhanh quá trình đàm phán thỏa thuận này, trong thỏa thuận có bao gồm cả Nhật, Hàn, Australia, New Zealand và 10 nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn có thêm nhiều đòi hỏi mới ngay cả sau khi RCEP đã được chốt, Ấn Độ muốn thay đổi một số quy định về thuế quan và hàng hóa. Hai quan chức Ấn Độ tuyên bố Ấn Độ sẽ tìm kiếm thêm sự nhượng bộ nhưng sẽ vẫn ký bởi lo ngại sẽ bị gạt ra ngoài và phải đàm phán song phương với từng nước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận